OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chuyện cổ nước mình - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Bài học Chuyện cổ nước mình của tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ nằm trong bộ sách mới - Kết nối tri thức. Với bài học này tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Cùng Học247 tham khảo nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Trước khi đọc

(1) Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Gợi ý:

Một số câu chuyện cổ như: Chuyện quả bầu, Thạch Sanh, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Cây tre trăm đốt, Sọ dừa

(2) Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?

Gợi ý:

- Các nhân vật yêu thích: Thạch Sanh, Thánh Gióng, Sọ Dừa…

- Lý do: Đây đều là những nhân vật thông minh, dũng cảm và tốt bụng…

1.2. Đọc văn bản

- Tình yêu thương mênh mông, triết lý niềm tin "Ở hiền gặp lành" là điều khiến nhà thơ phải yêu và quý trọng:

"Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì"

-> Tác giả đã gửi gắm trong những dòng thơ trên về bài học cái thiện luôn thắng cái ác, khuyên chúng ta hãy rèn luyện thái độ sống nhân hậu, biết giúp đỡ người khác rồi sẽ được những hạnh phúc, may mắn trong cuộc sống.

- Chuyện cổ nước mình trở thành hành trang tinh thần, giúp nhà thơ có sức mạnh vượt qua mọi "nắng mưa" - khó khăn, thử thách trong cuộc sống:

"Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi"

-> Tác giả đã nhấn mạnh rằng những câu chuyện cổ sẽ giúp chúng ta được thư giãn, có động lực bước qua những khó khăn trước mắt và vươn đến thành công.

- Khi đọc chuyện cổ nước mình, nhà thơ như được gặp mặt ông cha của mình để khám phá những phẩm chất tốt đẹp:

"Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang"

-> Những câu chuyện cổ dạy con người cách sống độ lượng, khoan dung với mọi người. Đây cũng chính là những bài học mà ông cha ta truyền lại cho thế hệ sau.

- Chuyện cổ nước mình còn ẩn chứa những bài học đạo lý quý giá cho con người:

"Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

Sẽ đi qua cuộc đời tôi

Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.

Nhưng bao truyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm"

- Vẻ đẹp phẩm chất:

  • Chăm chỉ siêng năng làm lụng.
  • Có trí tuệ, có chính kiến của bản thân.
  • Coi trọng tình nghĩa sâu nặng.

=> Bài thơ giản dị mà sâu sắc.

1.3. Sau khi đọc

a. Tác giả, tác phẩm:

* Tác giả:

- Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949.

- Quê ở Quảng Bình.

- Một số tác phẩm: Trái tim sinh nở (thơ, 1974), Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984), Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989), Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)...

- Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

* Tác phẩm:

- Xuất xứ: Trích Tuyển tập, 2011.

- Thể thơ: Lục bát.

b. Khái quát về thể thơ lục bát:

- Thơ lục bát (6-8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sấu tiếng và một dòng tám tiếng.

- Vần trong thơ lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sau tiếp theo.

- Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại.

- Nhịp thơ lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4…)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

a. Hướng dẫn giải:

- Nêu những tình cảm của em đối với những câu chuyện cổ.

- Nêu cảm nhận về giọng điệu của đoạn thơ.

b. Lời giải chi tiết:

Đoạn thơ đã để lại trong em vô vàn suy nghĩ. Đời cha ông với đời tôi là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh con sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác đi, đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy "Chỉ còn chuyện cổ thiết tha". Đó là những tình cảm sâu nặng, tha thiết mà cha ông ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ đồng thời cũng chính là những tình cảm của nhà thơ với chuyện cổ nước mình. Dòng thơ cuối: "Cho tôi nhận mặt ông cha của mình" tức là nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu chuyện từ ngàn xưa. Chính những câu chuyện từ xa xưa, được lưu truyền qua nhiều thế hệ đã giúp người đọc thời nay nhận biết được gương mặt của cha ông thời xưa, hiểu thấu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức, triết lí nhân sinh,… của cha ông. Và chúng ta của hôm nay nhất định sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài này, các em cần nắm:

- Vai trò của truyện cổ trong việc bồi đắp nhân cách, tâm hồn con người.

- Cần giữ gìn và bảo tồn những truyện cổ của nước nhà.

- Hiểu được ý nghĩa sâu sắc mà văn bản Chuyện cổ nước mình gửi gắm.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình

Bài học Chuyện cổ nước mình đã gửi gắm những bài học giản dị thân quen về lòng nhân ái, về cái thiện, về những đức tính tốt đẹp mà con người cần có. Để hiểu được một cách sâu sắc những bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Chuyện cổ nước mình Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Một số bài văn mẫu về văn bản Chuyện cổ nước mình

Bài thơ Chuyện cổ nước mình nhằm giúp các em học sinh cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy. Để hiểu hơn về ý nghĩa bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về văn bản Chuyện cổ nước mình dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF