OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Củng cố và mở rộng trang 106 - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Mời các em học sinh cùng tham khảo bài học nằm trong sách Kết nối tri thức: Củng cố và mở rộng trang 106 dưới đây. Với bài học này, hy vọng rằng các em sẽ củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức về các văn bản thơ lục bát cùng biện pháp tu từ hoán dụ đã học. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại biện pháp tu từ hoán dụ đã học

- Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Các kiểu hoán dụ:

+ Chỉ lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

+ Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

+ Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.

+ Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

1.2. Ôn lại văn bản thơ lục bát đã học

- Chuyện cổ nước mình: Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

- Chùm ca dao về quê hương đất nước: Nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tìm và đọc một số bài thơ lục bát mà em biết.

a. Hướng dẫn giải:

- Nắm chắc luật thơ lục bát để tìm chính xác.

- Có thể tìm trên các phương tiện như: Sách văn học, báo chí, internet,...

b. Lời giải chi tiết:

Tìm và đọc một số bài thơ lục bát như sau:

Cây dừa xanh toả nhiều tàu,

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Thân dừa bạc phếch tháng năm,

Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.

Đêm hè hoa nở cùng sao,

Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.

Ai mang nước ngọt, nước lành,

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.

Trời trong đầy tiếng rì rào,

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

(Cây dừa - Trần Đăng Khoa)

Ai về thăm mẹ quê ta

Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

 

Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

 

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

 

Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.

(Bầm ơi - Tố Hữu)

Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về biện pháp tu từ hoán dụ để viết đoạn văn.

b. Lời giải chi tiết:

Hè đến, cánh đồng lúa thay màu áo mới màu vàng tươi như tấm thảm khổng lồ trải dài tít tắp đến tấn chân trời. Những bông lúa cong cong uốn mình với những hạt thóc căng tròn, nặng trĩu. Thấp thoáng trên cánh đồng là những chiêc nón trắng của các bác nông dân đang làm việc vất vả trên cánh đồng. Tay niềm tay hái đưa thoăn thoắt không biết mệt mỏi.  Những giọt mồ hôi lấm tấm rơi trên khuôn mặt các cô, các bác nhưng tiếng cười iếng nói vẫn vang vọng bời một vụ mùa bội thu xóa tan đi cái nắng hè oi ả.  Nhìn thấy sự vất vả các các cô các bác em lại chợt nhớ đến câu ca dao:" Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" từ đó càng thêm trân quý hạt cơm, hạt gạo hơn.

-> Hoán dụ: "Tay niềm tay hái" - chỉ những người nông dân (lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật).

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hệ thống hóa lại những văn bản thơ lục bát đã học.

+ Nắm được kiến thức về biện pháp tu từ hoán dụ đã học.

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 106

Bài học Củng cố và mở rộng trang 106 nhằm giúp các em ôn luyện lại những kiến thức về thơ lục bát và biện pháp tu từ hoán dụ đã học. Để nắm rõ được nội dung bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Củng cố và mở rộng trang 106 Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF