OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học - Ngữ văn 12

Banner-Video

Hướng dẫn soạn bài và luyện tập bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học giúp các em học sinh nắm được các bước làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học và luyện tập đề 1, đề 2 và đề 3 trong SGK Ngữ Văn 12. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học tóm tắt.

ADMICRO/lession_isads=0
 

 

 
 

2. Tóm tắt nội dung bài học

  • Củng cố kiến thức cơ bản về nghị luận văn học
    • Tìm hiểu đề
    • Tìm ý, lập dàn ý
    • Cách làm bài nghị luận văn học.
  • Biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
    • Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học: văn học sử, lí luận văn học, tác phẩm văn học,…
    • Nội dung: tập trung vào giải thích, nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

3. Hướng dẫn luyện tập

Đề 1: Trong một bức thư bàn luận về văn chương, Nguyễn văn Siêu có viết: "Văn chương [...] có loại đáng thờ, có loại ko đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người". Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài

  • Giải thích câu nói của Nguyễn Văn Siêu
    • Loại  văn chương "đáng thờ" là văn chương chuyên chú ở con người, là văn chương nghệ thuật vị nhân sinh hướng đến phục vụ cuộc sống con người.
    • Loại  văn chương "không đáng thờ" là loại văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”, lo rèn câu đúc chữ ở hình thức nghệ thuật, đó là “nghệ thuật vị nghệ thuật”.
  • Bình luận về ý kiến của Nguyễn Văn Siêu:
    • Một quan niệm văn chương đúng đắn.
    • Vì văn chương phải xuất phát từ đời sống và cần phục vụ cho đời sống con người (những tác phẩm phục vụ cuộc kháng chiến chống ngoại xâm vĩ đại của dân tộc).
    • Tuy nhiên cũng cần quan tâm đến hình thức nghệ thuật. Hình thức và nội dung cần có sự tương xứng. nghệ thuật giúp nội dung trở nên đặc sắc hơn (ví dụ về các giá trị của thủ pháp nghệ thuật).
  • Phê phán quan niệm văn chương “chỉ chuyên chú ở văn chương”.
  • Trình bày quan niệm của bản thân về một tác phẩm văn chương chân chính (bổ sung, phát triển thêm ý của Nguyễn Văn Siêu).
    • Một tác phẩm chân chính là tác phẩm "chuyên chú ở con người" (lấy con người làm trung tâm, mục đích, động lực sáng tác) đồng thời có hình thức nghệ thuật mới lạ, độc đáo.
    • Chứng minh: Lấy ví dụ các tác phẩm nổi tiếng, có sự kết hợp hài hòa giữa nội dung sau sắc hướng vào đời sống con người và hình thức nghệ thuật độc đáo (Truyện Kiều- Nguyễn Du, Chí Phèo- Nam Cao, Những nguời khốn khổ- Victo huygo, Tôi yêu em- Puskin...)
    • Liên hệ, dẫn một số quan niệm tương tự.

c. Kết bài

  • Khẳng định lại sự đúng đắn trong quan niệm về văn chương của Nguyễn Văn Siêu.

Đề 2: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: "Phong cách chính là người". Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của phong cách sáng tác đối với mỗi nhà văn.

b. Thân bài

  • Giải thích: phong cách là gì?
    • Là những nét độc đáo riêng của mỗi nhà văn thể hiện trong văn học.
  • Phương diện biểu hiện của phong cách:
    • Về nội dung:Thể hiện quan niệm sống của nhà văn thông qua cách chọn đề tài, xác định chủ đề, cách lí giải các vấn đề liên quan đến cuộc sống và con người.
    • Về nghệ thuật: Cách lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu và sử dụng ngôn ngữ.
  • Điều thú vị khi đọc những tác phẩm văn học là phát hiện ra những nét độc đáo về phong cách của tác giả.
  • Những nhà văn, nhà thơ thực sự có tài năng mới thực sự có thể định hình phong cách riêng cho mình.
  • Phong cách có mối quan hệ chặt chẽ với cá tính của mỗi tác giả.
  • Bài học rút ra:
    • Nhà văn trong sáng tác cần biết tạo cho mình một phong cách riêng nổi bật.
    • Người đọc trong tiếp nhận cần có sự tìm tòi, suy nghĩ, phát hiện nét phong cách riêng của mỗi nhà văn.

c. Kết bài

  • Khái quát tính đúng đắn trong câu nói của Buy-phông.
  • Khẳng định tầm quan trọng của phong cách đối với mỗi nhà văn.

Đề 3: Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: "Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra".

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

  • Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề cần nghị luận.

b. Thân bài

  • Giải thích nhận định: Để đánh giá một tác phẩm, La Bơ-ruy-e dùng tiêu chí là giá trị giáo dục của tác phẩm.
  •  Giá trị giáo dục của tác phẩm:
    • Nâng cao tinh thần: cổ vũ, khích lệ giúp cho con người vượt ra khỏi hoàn cảnh khó khăn. (dẫn chứng).
    • Gợi cho ra những tình cảm cao quý và can đảm: giúp cho con người biết yêu thương cuộc sống, biết quý trọng những tình cảm chân thành, biết cho đi yêu thương, biết quan tâm người khác. Không những thế nó còn mang đến cho con người dũng khí chiến đấu với những thứ hung bạo gây hại đến lợi ích thiết thực của họ. (dẫn chứng).
  • Giá trị của nhận định:
    • Đối với độc giả: lựa chọn tác phẩm văn học phù hợp, biết cảm nhận và khắc ghi những giá trị giáo dục của tác phẩm
    • Đối với người cầm bút: biết lựa chọn nội dung sáng tác phù hợp, có giá trị.

c. Kết bài

  • Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của La Bơ-ruy-e.

Để nắm được các bước làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, các em có thể tham khảo bài giảng Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học.

OFF