OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật - Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Nội dung bài giảng Viết văn bản NL về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng) thuộc sách Chân trời sáng tạo được HỌC 247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng); đồng thời nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. Mời các em cùng tham khảo

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu

1.1.1. Kiểu bài

Nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng) là kiểu bài nghị luận dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ giá trị nội dung và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ hoặc một bức tranh, pho tượng.

1.1.2. Yêu cầu đối với kiểu bài

- Về nội dung:

+ Nêu được một số nét đặc sắc về nội dung của tác phẩm (từ ngữ, hình ảnh, chủ đề tư tưởng, cảm hứng, thông điệp...) và nghệ thuật của tác phẩm (từ ngữ, hình ảnh, bố cục, thể thơ, vần, nhịp, các biện pháp nghệ thuật trong bài thơ; chất liệu, bố cục, màu sắc, chi tiết nghệ thuật... của bức tranh/ pho tượng).

+ Có những lí lẽ xác đáng, hợp lí dựa trên các bằng chứng tiêu biểu từ tác phẩm.

- Về hình thức: đảm bảo các yêu cầu của kiểu bài nghị luận: lập luận chặt chẽ; kết hợp các thao tác nghị luận; diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

- Bố cục đảm bảo ba phần:

- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (tên tác phẩm, tác giả, khái quát nội dung, ý nghĩa của tác phẩm hoặc nêu định hướng của bài viết).

- Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm về những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; đưa ra lí lẽ và bằng chứng đa dạng, thuyết phục để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm hoặc nếu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân/ người đọc.

1.2. Cách làm

1.2.1. Chuẩn bị viết

a. Xác định để tài:

- Tìm bài thơ hay tên bức tranh/ pho tượng mà bạn yêu thích hoặc có ấn tượng mạnh mẽ.

- Liệt kê một vài lí do khiến bạn thích hoặc có ấn tượng về tác phẩm đó.

 

b. Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc:

Để bài viết đạt được hiệu quả giao tiếp, bạn hãy tự hỏi:

- Tôi viết bài này nhằm mục đích gì?

- Người đọc bài này có thể là những ai?

- Họ mong chờ điều gì từ bài viết của tôi?

 

c. Thu thập tư liệu:

- Để có ý tưởng viết bài nghị luận về một bài thơ, bạn hãy:

+ Thu thập thông tin về tác giả, thời đại, chủ đề và cảm hứng sáng tác.

+ Tìm hiểu thể thơ, bố cục, cấu tứ, từ ngữ, hình ảnh, cách gieo vần, ngắt nhịp, các biện pháp tu từ giọng điệu.... và hiệu quả của các yếu tố này đối với việc thể hiện nội dung bài thơ.

+ Ghi chép những suy nghĩ của bản thân về tác phẩm.

+ Tìm đọc các bài viết về bài thơ (nếu có), tham khảo các ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về tác phẩm, ghi chép những ý kiến sâu sắc, những ý kiến trái chiều về tác phẩm.

- Để có ý tưởng viết bài nghị luận về một bức tranh/ pho tượng bạn hãy:

+ Thu thập thông tin về tác giả, thời đại, chủ đề và cảm hứng sáng tác; xác định thể loại (tranh chân dung lịch sử/ tĩnh vật/ phong cảnh/...; tượng đài/ tượng tròn).

+ Quan sát kĩ bức tranh/ pho tượng trên những phương diện như: kích thước (khổ tranh, kích cỡ tượng); chất liệu tranh (sơn dầu hay sơn mài, màu nước,...)/ chất liệu tượng (cẩm thạch, đồng gỗ, thạch cao,...); hình ảnh con người/ sự vật (được thể hiện theo bút pháp tả thực hay trừu tượng); màu sắc (sáng hay tối, nóng hay lạnh, rực rỡ hay êm dịu); đường nét và hình khối (thô ráp hay mượt mà, có ranh giới rõ ràng hay mờ nhoè); bố cục; không gian được thể hiện (rộng lớn hay nhỏ hẹp, sâu hay nông, khoáng đạt, tự do hay chật chội, ngột ngạt,...).

+ Tác động của các thành tố đó đối với việc thể hiện nội dung bức tranh/ pho tượng. – Tìm đọc các bài viết về bức tranh pho tượng (nếu có), tham khảo các ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về tác phẩm, ghi chép những ý kiến sâu sắc, những ý kiến trái chiều về tác phẩm.

- Xác định các yếu tố của bài thơ, bức tranh/ pho tượng đã kết hợp với nhau như thế nào để tạo ra một tổng thể toàn vẹn và tổng thể đó có tác động như thế nào đối với bạn.

Lưu ý: Khi ghi chép thông tin về bài thơ/ bức tranh/ pho tượng, bạn cần ghi đầy đủ nguồn tài liệu: tên tác giả, tên bài viết, tên sách/ tạp chí/ trang web, năm công bố bài viết. Nếu thông tin được tìm trên trang web thì cần ghi rõ thời điểm bạn truy cập trang web đó.

1.2.2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý:

Bạn có thể tham khảo phiếu tìm ý sau đây để xác định một số nét về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm:

Lưu ý: Bạn không cần nêu tất cả các yếu tố về nội dung và hình thức của tác phẩm mà chỉ cần nêu một số nét mà bạn cho là đặc sắc nhất để bàn luận.

b. Lập dàn ý:

Sắp xếp các ý đã tìm thành một dàn ý:

- Giới thiệu tên tác phẩm, tác giả, khái quát nội dung ý nghĩa của tác phẩm.

- Lần lượt nêu từng luận điểm (ít nhất là hai luận điểm).

- Luận điểm thứ nhất: nêu và nhận xét về nội dung tác phẩm.

- Luận điểm thứ hai: nêu và nhận xét một số nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm. • Mỗi luận điểm cần được làm sáng tỏ bằng lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Có thể hoán đổi vị trí của luận điểm thứ nhất và thứ hai.

- Khẳng định giá trị của tác phẩm hoặc nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân/ người đọc.

1.2.3. Viết bài

Từ dàn ý đã lập, bạn hãy viết bài văn theo một số gợi ý:

- Nêu rõ luận điểm trong câu chủ đề.

- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.

- Có thể trích dẫn một số ý kiến đánh giá về tác phẩm của các nhà phê bình văn học/nghệ thuật để tăng sức thuyết phục cho lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Cách triển khai luận điểm khi nghị luận về một bài thơ và nghị luận về một bức tranh/ pho tượng có sự khác nhau (xem lại "Con chào mào”, một thông điệp đa nghĩa và "Thiếu nữ chơi đàn nguyệt” – tranh lựa của Mai Trung Thứ) để thấy rõ sự khác biệt này.

1.2.4. Xem lại và chỉnh sửa

- Sau khi viết xong hãy kiểm tra lại bài viết của mình theo mẫu bảng kiểm ở Bài 3. Khát khao đoàn tụ (Ngữ văn 11, tập một), lưu ý đến một số khác biệt về đặc điểm của kiểu bài.

- Sau khi chỉnh sửa những điểm chưa đạt, hãy chia sẻ bài viết của mình với các bạn trong lớp.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Hãy lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một bài thơ hoặc một bức tranh/ pho tượng mà bạn yêu thích

 

Lời giải chi tiết:

- Mở bài: Giới thiệu chung về bài thơ và xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết.

- Thân bài: Cần triển khai các ý:

+ Cảm giác chung mà cấu tứ cùng những hình ảnh và cách diễn tả khác lạ trong bài thơ đã gợi cho người đọc.

Sự khác biệt của bài thơ này so với các bài thơ khác trên phương diện xây dựng hệ thống hình ảnh và tạo sự kết nối giữa các bộ phận cấu tạo trong bài thơ (thực hiện những so sánh cần thiết để chỉ ra được sự khác biệt).

Những khả năng hiểu (cắt nghĩa) khác nhau đối với một số yếu tố, hình ảnh trong bài thơ 9 (cần nêu cụ thể).

Điều được làm sáng tỏ qua việc đọc thăm dò và thử nghiệm các cách đọc khác nhau đối với bài thơ.

Sự gợi mở về cách nhìn mới đối với thế giới và con người được đề xuất từ mạch ngầm văn bản bài thơ.

- Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với việc đem lại cách nhìn, cách đọc mới cho đọc giả.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Viết văn bản NL về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng), các em cần:

- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng).

- Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

Soạn bài Viết văn bản NL về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng) - Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Viết văn bản NL về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng) sẽ giúp các em viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng); đồng thời nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Viết văn bản NL về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng)
  • Soạn bài tóm tắt Viết văn bản NL về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng)

Hỏi đáp bài Viết văn bản NL về một tác phẩm văn học (Bài thơ) hoặc tác phẩm nghệ thuật (Bức tranh, pho tượng) - Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF