OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nguyệt cầm - Xuân Diệu - Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Nói đến Xuân Diệu, ai cũng biết những bài thơ tình của ông sáng tác trong thời gian tiền chiến, giữa lúc phong trào Thơ Mới đang nở rộ. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Nguyệt cầm - Xuân Diệu thuộc sách Chân trời sáng tạo được HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây không phải là thơ tình, rất quan trọng vì Xuân Diệu đã đặt vào vị trí đầu tiên trong tập thơ Gởi hương cho gió xuất bản năm 1945. Mời các em cùng tham khảo

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Xuân Diệu

a. Cuộc đời:

- Xuân Diệu (1916 – 1985), tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê ông ở Hà Tĩnh nhưng được sinh ra ở Bình Định. Cha là Ngô Xuân Thọ, và mẹ là Nguyễn Thị Hiệp.

- Năm 1927, ông học ở Quy Nhơn.

- Năm 1937 ông ra Huế học sau đó tốt nghiệp tú tài, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo.

- Ông trở thành thành viên của Tự Lực Văn Đoàn.

Nhà thơ Xuân Diệu -

Nhà thơ Xuân Diệu - "Ông hoàng thơ tình"

(1916 – 1985)

 

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Tiểu luận phê bình: Đi trên đường lớn, Và cây đời mãi xanh tươi, Mài sắt nên kim, Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ…

+ Thơ: Thơ thơ, Gửi hương cho gió, Một khối hồng, Thanh ca, Tôi giàu đôi mắt, Riêng chung, Mẹ con, Ngôi sao, Sáng, Dưới sao vàng…

+ Văn xuôi: Trường ca, Phấn thông vàng, Việt Nam trở dạ, Việt Nam nghìn dặm, Ký sự thăm nước Hung, Triều lên…

+ Dịch thơ: Những nhà thơ Bungari, Thi hào Nadim Hitmet, Vây giữa tình yêu...

 

c. Đặc điểm nghệ thuật:

- Thơ của ông mang làn điệu tươi trẻ, cái nhìn về tuổi trẻ, về cuộc đời con người thấm đẫm trong máu của ông.

 - Ông ý thức được sự chảy trôi của thời gian, đặc biệt là tuổi trẻ. 

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Bài thơ thuộc thể thơ bảy chữ.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Tác phẩm Nguyệt Cầm in trong tập “Gửi hương cho gió” tập thơ xuất bản năm 1945.

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Một không gian thiên nhiên tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn.

- Phần 2: Nỗi sầu cô đơn của thi nhân trong cảnh đàn trăng.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Hình ảnh “mỗi giọt rơi tàn”

Giọt

Rơi

giọt đàn nếu như “giọt” là đơn vị của chất lỏng thì “giọt rơi tàn như lệ ngân” lại là giọt ánh sáng, giọt âm thanh.

tiếng vang thấy được cả ánh sáng “tàn”, đem so sánh với “lệ” là giọt chất lỏng tạo cho “giọt” có cấu trúc muôn hình thể: âm thanh biến thành ánh sáng, ý thơ lung linh, chính tâm hồn tinh tế của thi nhân đã “kết” tiếng đàn kia từ âm, sắc thành giọt lỏng.

Âm thanh tích tụ mối sầu ở cảnh, ở tình kết thành giọt rơi giữa đêm vắng, giọt âm thanh cứ chơi vơi giữa lòng vũ trụ, giữa lòng thi sĩ. Dư âm của nó cứ lay động nhẹ trái tim nhà thơ, cứ đọng dần, đọng dần cho đầy tâm hồn cô vắng. 

1.2.2. Hình dung âm thanh “Long lanh tiếng sỏi”

Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời,

Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…

Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:

Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.

- Câu thơ đảo từ “long lanh” lên đầu cho ta thấy ánh sáng phát ra từ tiếng đàn, đọng vào sỏi đá.

- Cái cảm giác xù xì, trầm đục ấy lẽ ra phải được cảm nhận bằng thị giác nay “vang vọng” thì đã chuyển sang thính giác.

- Tiếng đàn đẹp và hay nay lại là tiếng vang của những mối hận trong lòng, những mối hận đã lên tiếng.

=> Nhận xét: Thi nhân đã thu lòng mình vào khí thu lạnh lẽo, ánh trăng tỏ ngời và nỗi niềm uất hận từ tiếng đàn, những nỗi niềm ấy còn tồn tại trong cả sỏi đá.

Hình ảnh đàn nguyệt (nguyệt cầm)

Hình ảnh đàn nguyệt (nguyệt cầm)

1.2.3. Mối quan hệ giữa hình ảnh "biển" và "chiếc đảo"

Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê,

Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề.

- "Biển":  Không gian bao quanh, tiếng đàn hoá thành đại dương chứa âm thanh, mỗi giọt âm thanh vừa là trăng, là bạc, là pha lê, là một bể sầu vô định, mênh mông, choáng ngợp mà trên đó có một linh hồn - chiếc đảo đang bơ vơ.

- “Chiếc đảo...": là nỗi lòng tự bạch của thi sĩ nói riêng và một tầng lớp lúc bấy giờ.

=> Ý nghĩa: Cả hai hình ảnh đều gợi không gian mênh mông, rộng lớn, chứa đựng nồi sầu vô định của thi sĩ, gợi lên cảnh tượng con người thật bé nhỏ, khó xác định, cứ bị ngợp dần.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Nguyệt Cầm là một bài thơ nổi tiếng của ông hoàng thơ tình Xuân Diệu. Ông chịu ảnh hưởng của trường phái văn Pháp, bài thơ Nguyệt cầm có nội dung là trường hợp thể hiện tuyệt vời quan niệm về sự tương giao giữa các giác quan của Baudelaire: tiếng nhạc, ánh sáng và hơi lạnh – thính giác, thị giác và xúc giác, ba giác quan đều bén nhọn “tương giao” với nhau, diễn tả những rung cảm.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu và tinh tế.

- Sử dụng nhịp thơ độc đáo.

- Ngòi bút uyên bác và tạo được cái riêng.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ nêu ấn tượng của bạn về bài thơ “Nguyệt cầm” - Xuân Diệu.

 

Lời giải chi tiết:

Được mệnh danh là “Ông hoàng của những bản thơ tình”, Xuân Diệu luôn thắp lên ngọn lửa bùng cháy trong tâm hồn những người yêu thơ ca Việt Nam. Trong thơ Xuân Diệu có vai trò đặc biệt của cảm giác, cảm giác về cuộc sống xung quanh nhà thơ muôn hình muôn vẻ, có khi lại là những điều lớn lao trong tình yêu, trong lòng người, nhưng có khi là chỉ qua việc nghe “nguyệt cầm” nhà thơ đã tạo nên bao điều tinh tế. “Nguyệt cầm” là một trong những điều tinh tế ấy. Nhà thơ đã chọn đây là bài thơ hay nhất của ông, “bài thơ thăng hoa từ đầu đến cuối”. “Nguyệt cầm” là bài thơ hay và chứa nhiều cảm xúc mới mẻ của Xuân Diệu khi ông tiếp cận với trường phái văn học nước ngoài, đó là những cảm xúc mới lạ, tình cảm chất chứa nét trữ tình, ẩn sâu bên trong lời thơ đó là những lý tưởng, những ẩn ý qua lời thơ ấy, qua hình ảnh độc nhất trong bài thơ “Nguyệt cầm”, trong mỗi lời thơ là hình ảnh hòa quyện của ánh trăng trong bản nhạc đầy du dương và nhẹ nhàng của người nghệ sĩ, đó không chỉ là những âm thanh tuyệt vời mà nó còn là những hình ảnh độc đáo và đậm chất mới lạ hấp dẫn người xem, người nghe. Nhân vật trữ tình cũng được tác giả thể hiện rất nổi bật với một cây đàn và gảy trong một không gian của đêm trăng đầy xúc động của tác giả.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Nguyệt cầm - Xuân Diệu, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như: ngôn từ, cấu tứ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

Soạn bài Nguyệt cầm - Xuân Diệu Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài thơ Nguyệt cầm thể hiện sự giao cảm giữa hương sắc và thanh âm, giữa đất trời và cỏ cây, giữa vũ trụ và con người, giữa trần gian và âm cảnh. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn bài đầy đủ Nguyệt cầm - Xuân Diệu
  • Soạn bài tóm tắt Nguyệt cầm - Xuân Diệu

Hỏi đáp bài Nguyệt cầm - Xuân Diệu Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Nguyệt cầm - Xuân Diệu

Qua bài thơ Nguyệt cầm, ta thấy được trực giác mẫn cảm của Xuân Diệu, ông đã nắm bắt giây phút hội ngộ thiêng liêng giữa thực tại và siêu hình, giữa nội tâm và ngoại giới để đạt tới thăng hoa trong tác phẩm nghệ thuật. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF