OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Gai - Mai Văn Phấn - Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Dưới đây là nội dung bài giảng Gai - Mai Văn Phấn thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em thực hành Đọc mở rộng theo thể loại thuộc chủ đề Bài 8: Cái tôi – thế giới độc đáo (Thơ). Qua nội dung bài giảng hình thành cho các em cách so sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Mai Văn Phấn

a. Cuộc đời:

-  Mai Văn Phấn sinh năm 1955.

- Quê quán: Kim Sơn, Ninh Bình.

- Năm 1974, ông nhập ngũ, rồi xuất ngũ năm 1981 và theo học Ngôn ngữ học và Văn hóa Nga tại Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Năm 1983, ông tiếp tục tu nghiệp tại Trường Đại học Sư phạm Maxim Gorky, Minsk (Thủ đô của Byelorussian SSR).

Nhà thơ Mai Văn Phấn

Nhà thơ Mai Văn Phấn

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Ở Việt Nam, Mai Văn Phấn đã xuất bản 16 cuốn thơ và một cuốn sách, phê bình - tiểu luận; 29 cuốn thơ xuất bản ở nước ngoài. Thơ của ông đã được dịch ra hơn 40 thứ tiếng; xuất hiện trong hơn 50 tuyển tập thơ và tạp chí quốc tế.

- Mai Văn Phấn giành giải thưởng văn học Cikada 2017 của Thụy Điển. Giải Cikada được sáng lập năm 2004 và được trao cho các nhà thơ Đông Á, nơi "cảm quan thơ ca của họ chỉ ra tính bất khả xâm phạm của đời sống".

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Văn bản thuộc thể loại thơ tự do.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được in trong Giọt nắng (Hội Văn nghệ Hải Phòng, 1992, tr.36).

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: 4 câu đầu – Mối quan hệ giữa các hình ảnh đối lập.

- Phần 2: 4 câu cuối – Sự chuyển đổi của các hình ảnh.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Bốn câu thơ đầu

Sớm

       Hái bông hoa hồng

Chiều

       Gai cào mộng mị.

- Mối quan hệ giữa các hình ảnh trong bốn dòng thơ đầu: Sự đối lập giữa hai từ chỉ thời gian (sớm – chiều), hai hình ảnh (hoa hồng – gai). 

- Ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “hoa hồng”“gai cào”:

+ Hoa hồng tượng trưng cho cái đẹp, hành động hái hoa là biểu tượng của hành trình đi tìm cái đẹp.

+ Gai tượng trưng cho nỗi đớn đau, cái giá phải trả trên hành trình gian khổ đó, gai cào là sự chấp nhận cái giá phải trả để đến với cái đẹp.

Hình ảnh hoa hồng cùng với những chiếc gai sắc nhọn

Hình ảnh hoa hồng cùng với những chiếc gai sắc nhọn

1.2.2. Bốn câu thơ cuối

Sẹo

      Lên xanh biếc thế

Gai

     Trong hồn đơm hoa.

- Sự chuyển đổi của các hình ảnh trong bốn dòng thơ cuối:

+ Từ gai cao đến sẹo lên xanh biếc, gai đơm hoa, từ bông hoa hồng có thực mà chủ thể trữ tình muốn hái đến bông hoa hồng trong tâm hồn nở ra từ vết gai cao; sự chuyển biến từ nỗi đau đớn sang sự thăng hoa, niềm hạnh phúc khi chạm đến một cái đẹp cao hơn, thuần khiết hơn.

+ Nỗi đau khi đã vượt qua sẽ trở nên những trải nghiệm đẹp đẽ, làm tâm hồn con người phong phú thêm.

- Sự xuất hiệp lặp đi lặp lại: Dòng thơ đầu tiên và dòng thơ cuối cùng cho ta thấy ý nghĩa của hình ảnh “hoa" trong mỗi dòng thơ, từ đó, thấy được ý nghĩa của việc lặp lại hình ảnh “hoa” lần thứ hai.

- Ý nghĩa của hình ảnh "hoa":

+ Sự trở lại của hình ảnh “hoa" ở cuối bài cho thấy bản thân sự trải nghiệm nỗi đau sẽ mang lại những cái đẹp mới mẻ, cao quý hơn.

+ Bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cao là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện.

1.2.3. Bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật

- Quá trình hái hoa phải trả giá bằng những vết gai cao và những bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cào đó có thể hiểu là biểu tượng của quá trình sáng tạo nghệ thuật.

- Hành trình sáng tạo là hành trình đi tìm cái đẹp vô cùng gian khổ, trong đó người nghệ sĩ phải thâm nhập, trải nghiệm, hoá thân để sống cùng những nỗi đau của kiếp người để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị trường tồn.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Văn bản đề cập đến hình ảnh "bông hồng" “gai” đồng thời thể hiện vẻ đẹp của bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cao là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Văn bản ngắn gọn, súc tích, cô đọng, cung cấp đầy đủ thông tin.

- Văn phong, ngôn từ rõ ràng, mạch lạc.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Theo em, sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ có ý nghĩa như thế nào?

 

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh "hoa" được tượng trưng cho sự nảy nở, sự tái tạo, sức sống mới của cuộc sống. Do đó, sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ mang đến một thông điệp tích cực. Nó biểu hiện sự hy vọng, sự kỳ vọng vào một tương lai tươi sáng, khi mà những gai góc, những đau khổ của cuộc sống sẽ được thay thế bằng sự nở nang, sự phồn vinh.

- Hình ảnh “hoa” cũng có thể được hiểu như một biểu tượng cho sự tình yêu, sự cảm thông và sự trân trọng đối với cuộc sống, như một điều đáng để được chăm sóc và bảo vệ.

=> Nhận xét: Do đó, sự trở lại của hình ảnh “hoa” ở cuối bài thơ đưa ra thông điệp rõ ràng về hy vọng, sự sống động và sự tươi sáng.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Gai - Mai Văn Phấn, các em cần:

- Phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

- So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.

- Liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn văn bản được đọc.

Soạn bài Gai - Mai Văn Phấn Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài thơ Gai đề cập đến hình ảnh “bông hồng” và “gai” đồng thời thể hiện vẻ đẹp của bông hoa trong hồn nở ra từ vết gai cao là biểu tượng của cái đẹp tinh thần đạt được khi con người vượt qua mất mát, chông gai trên hành trình tìm kiếm sự hoàn thiện. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

  • Soạn bài đầy đủ Gai - Mai Văn Phấn
  • Soạn bài tóm tắt Gai - Mai Văn Phấn

Hỏi đáp bài Gai - Mai Văn Phấn Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Gai - Mai Văn Phấn

Qua tác phẩm Gai - Mai Văn Phấn, tác giả cho thấy hành trình sáng tạo là hành trình đi tìm cái đẹp vô cùng gian khổ, trong đó người nghệ sĩ phải thâm nhập, trải nghiệm, hoá thân để sống cùng những nỗi đau của kiếp người để sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị trường tồn. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF