OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập Bài 8 - Ngữ văn 11 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Nhằm giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 8: Cái tôi – thế giới độc đáo (Thơ), bao gồm: các đặc trưng cơ bản của thể loại trữ tình, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc và cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng); HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Ôn tập Bài 8 dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc trưng thể loại thơ trữ tình

1.1.1. Tượng trưng

Khái niệm: Tượng trưng là loại hình ảnh mang tính trực quan, sinh động nhưng hàm nghĩa biểu đạt những tư tưởng, quan niệm, khái niệm trừu tượng.

- Ví dụ: chim bồ câu tượng trưng cho hoà bình, hoa hồng đỏ tượng trưng cho tình yêu hoặc lá cờ tượng trưng cho quốc gia.

1.1.2. Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình

- Khái niệm: Yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình là những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lý, đánh thức suy ngẫm của người đọc về bản chất sâu xa của con người và thế giới.

- Đặc điểm:

+ Thông thường, thơ trữ tình diễn tả thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình thông qua những chi tiết, hình ảnh cụ thể, gợi cảm. Tuy nhiên, một số tác phẩm thơ trữ tình còn đi sâu vào những vấn đề triết học, thông qua những chi tiết có tính tượng trưng cao.

+ Trong nhiều trường hợp, yếu tố tượng trưng trong thơ trữ tình còn gắn với sự đề cao nhạc tính của thơ (sức gợi cảm của nhịp thơ, vần, thanh điệu...) và sự tương giao giữa các giác quan (sự hoà hợp của các ấn tượng thính giác, thị giác, xúc giác...).

Ví dụ: hình ảnh tháp Bayon trong bài thơ Tháp Bayon bốn mặt (Chế Lan Viên) tượng trưng cho thế giới tâm hồn đa diện, phức tạp của con người.

Anh là tháp Bayon bốn mặt

Giấu đi ba, còn lại đấy là anh

Chỉ mặt đó mà nghìn trò cười khóc

Làm đau ba mặt kia trong cõi ẩn hình.

1.1.3. Hình thức và cấu tứ trong thơ trữ tình

- Hình thức trong thơ trữ tình là tổng hòa của thể thơ, câu thơ, lời thơ, giọng điệu, nhịp, vẫn, hình ảnh... trong thơ trữ tình. Tất cả được lựa chọn, liên kết để thể hiện chủ đề, tư tưởng chung của tác phẩm.

- Cấu tứ là cách thức triển khai mạch cảm xúc và tổ chức hình tượng trong tác phẩm thơ trữ tình.

Xem chi tiết trữ tình:

Nguyệt cầm - Xuân Diệu

Thời gian - Văn Cao

Gai - Mai Văn Phấn

1.2. Ôn lại đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc

- Khái niệm: Lặp cấu trúc là biện pháp tổ chức những vế câu hoặc những câu có cùng một kết cấu ngữ pháp.

- Tác dụng: nhằm nhấn mạnh ý tưởng và tạo sự nhịp nhàng, cân đối cho văn bản.

1.3. Ôn lại cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật

- Nghiên cứu kỹ lưỡng về bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng mà mình muốn viết.

- Phân tích và giải thích các yếu tố nghệ thuật trong bài thơ hoặc bức tranh/ pho tượng như ý nghĩa của các hình ảnh, tình tiết, từ ngữ hay phong cách sử dụng của tác giả.

- Dùng các ví dụ cụ thể để minh hoạ cho ý tưởng của mình.

- Phân tích sâu sắc và triệt để các khía cạnh khác của tác phẩm để có thể đưa ra nhận định sáng suốt và chính xác.

- Đưa ra ý kiến cá nhân hợp lý thể hiện được sự hiểu biết sâu sắc và khả năng tường minh ý kiến của mình một cách thông suốt để thuyết phục được người đọc.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Em hiểu thế nào về “cái tôi” trong nghệ thuật và trong cuộc sống? “Cái tôi” đó có mối quan hệ như thế nào với “cái ta"?

 

Lời giải chi tiết:

- "Cái tôi" trong nghệ thuật và cuộc sống thường được hiểu là cái nhìn, cái nhận thức của một cá nhân về bản thân mình, tức là ý thức về cá nhân, về những phẩm chất, tài năng, kỹ năng, giá trị, ước mơ và mong muốn của mình.

- "Cái tôi""cái ta" có mối quan hệ tương đối phức tạp trong cuộc sống. "Cái tôi" thường được coi là trung tâm của ý thức con người, nơi tập trung các khát vọng, nhu cầu và mong muốn của cá nhân. Tuy nhiên, để có một cuộc sống hạnh phúc và thành công, ta cũng cần phải có sự tôn trọng, thông cảm và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, cần phải giữ thăng bằng giữa "cái tôi" "cái ta", tức là sự cân bằng giữa sự tự trọng cá nhân và sự tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Ôn tập Bài 8, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được vai trò của yếu tố tượng trưng trong thơ; đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ.

- Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc.

- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng).

Soạn bài Ôn tập Bài 8 Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Ôn tập Bài 8 sẽ giúp các em ôn tập các kiến thức đã học trong Bài 8: Cái tôi – thế giới độc đáo (Thơ), bao gồm: các đặc trưng cơ bản của thể loại thơ, đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc và cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (bài thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng). Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Ôn tập Bài 8
  • Soạn bài tóm tắt Ôn tập Bài 8

Hỏi đáp bài Ôn tập Bài 8 Ngữ văn 11 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 11 HỌC247

NONE
OFF