OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh - Ngữ văn 10


Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm những kiến thức và kĩ năng cần thiết về văn thuyết minh, giúp các em có thể viết một bài văn thuyết minh tốt hơn. Mong rằng sau khi học xong bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh, các em sẽ hiểu được mục đích và những yêu cầu cơ bản của tính chuẩn xác và hấp dẫn trong văn bản thuyết minh. Chúc các em có thêm những kiến thức bổ ích.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh

a. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.

  • Mục đích: Đòi hỏi những tri thức được giới thiệu, trình bày phải có cơ sở khoa học, phải được kiểm chứng và phải phù hợp với chuẩn mực được công nhận
  • Yêu cầu:
    • Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết
    • Thu thập đầy đủ tài liệu về vấn đề cần thuyết minh
    • Chú ý đến thời điểm xuất bản của tài liệu để có thể cập nhật được những thông tin mới và những thay đổi (nếu có)

b. Luyện tập

  • Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:

a. Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: "Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao?

b. Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác

Gọi "Đại cáo bình Ngô" là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng được viết ra từ nghìn năm trước.

c. Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bình Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?

Ngữ liệu SGK trang 25

Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Gợi ý

a. Viết như thế không chuẩn xác vì:

  • Chương trình lớp 10 không chỉ có văn học dân gian
  • Chương trình lớp 10 không chỉ học ca dao, tục ngữ
  • Chương trình lớp 10 không học câu đố

b. Câu nêu trên không chuẩn xác vì không phù hợp với nghĩa của từ "thiên cổ hùng văn", "thiên cổ hùng văn" là áng hùng văn nghìn đời, chứ không phải là áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.

c. Không thể sử dụng văn bản đó để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, vì nội dung văn bản đó không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách là một nhà thơ.

1.2. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh

a. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh

  • Mục đích: Giúp cho văn bản thuyết minh có sức lôi cuốn, thu hút sự chú ý của người nghe, người đọc.
  • Yêu cầu:
    • Đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không trừu tượng mơ hồ
    • So sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe)
    • Kết hợp sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hóa linh hoạt, không đơn điệu
    • Khi cần, nên phối hợp nhiểu loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt

b. Luyện tập

(1) Hãy đọc đoạn văn sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới.

Ngữ liệu SGK trang 26

Phân tích biện pháp làm cho luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn

(2) Hãy đọc đoạn trích sau đây và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ:

Ngữ liệu SGK trang 26

Gợi ý 

(1) Luận điểm Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng sự kìm hãm trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn"  là một luận điểm khái quát. Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về não bộ của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng,... để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm khái quát trở nên cụ thể, dễ hiểu. Vì vậy, việc thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động

(2) Nếu nói Hồ Ba Bể là một thắng cảnh nổi tiếng thì cũng đủ và không ai phản đối, nhưng nó chưa có phần hấp dẫn. Nhưng khi nói Hồ Ba Bể gắn liền với truyền thuyết Pò Giá Mải thì Hồ Ba Bể trở nên hấp dẫn và thu hút hơn. Khi tác giả nói đến những sự tích, những truyền thuyết giúp ta như trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo. Ngắm phong cảnh với những cảm xúc như thế, tâm hồn ta sẽ giàu có hơn, sâu sắc hơn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề: Đọc đoạn văn thuyết minh sau và trả lời câu hỏi

Tục truyền rằng năm 255 trước Công nguyên, An Dương Vương xây một tòa thành hình xoáy trôn ốc nên gọi là Loa Thành. Hiện ở Cổ Loa còn đền thờ An Dương Vương Thục Phán, trong đền có tượng An Dương Vương nặng 155 kg. Dự án tôn tạo khu di tích đã hoàn thành. Rồi đây, Cổ Loa sẽ được dựng lại trên một diện tích rộng 484 héc - ta với 32 hạng mục công trình lớn nhỏ như: sa bàn di tích tổng thể của thàn tỉ lên 1/500; công viên ở Vườn Tuyền - Ao Mắm, trong đó có mô hình thành Cổ Loa thu nhỏ (diện tích 1600 m²). Thành xưa có 9 vòng, nay còn lưu lại vết tích của 3 vòng trên một diện tích 567 héc-ta: Vòng ngoài có chu vi gần 9 km, còn chu vi của vòng trong cùng khoảng 1,659 km. Trong tương lai, tượng thành của An Dương Vương và Ngô Quyền, hai ông vua đóng đô trên đất Cổ Loa, sẽ được dựng lên. Còn bây giờ, ở am Bà Chúa, nơi thờ công chúa Mị Châu (xây dựng năm 1678), đã có pho tượng một người con gái không đầu trùm vải đỏ - tượng nàng Mị Châu lầm lỡ - để nhắc nhở với đời sau biết bao điều đau xót, sâu xa. Cổ Loa trong tương lai sẽ còn nhiều đổi khác.

Năm 2010, nhân dân ta tổ chức kỉ niệm trọng thể 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bởi vì, tính từ năm vua Lí Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La cũng đến năm 2010, thời gian đã vừa tròn một thiên niên kỉ. Vào dịp ấy, cùng với Đền Hùng ở Phú Thọ, Hoa Lư ở Ninh Bình, Cổ Loa trở thành một nơi để khách tham quan hoài niệm về nguồn cội, về tổ tiên của dân tộc Việt Nam mình.

Câu hỏi:

a. Đoạn trích trên có mạch lạc không? Sự mạch lạc (hoặc còn chưa mạch lạc) đó có ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của đoạn trích hay không?

b. Theo anh (chị), nên sửa lại như thế nào để đoạn trích được mạch lạc và có sức hấp dẫn hơn?

Gợi ý làm bài

a. Đoạn trích trên chưa mạch lạc, cách sắp xếp các ý chưa chảy trôi liên tục, có đứt đoạn. Sự chưa mạch lạc đó có ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của đoạn trích

b. Để tăng tính mạch lạc và hấp dẫn, có thể sửa lại đoạn trích như sau:

Tục truyền rằng năm 255 trước Công nguyên, An Dương Vương xây một tòa thành hình xoáy trôn ốc nên gọi là Loa Thành. Thành xưa có 9 vòng, nay còn lưu lại vết tích của 3 vòng trên một diện tích 567 héc-ta: Vòng ngoài có chu vi gần 9 km, còn chu vi của vòng trong cùng khoảng 1,659 km. Hiện ở Cổ Loa còn đền thờ An Dương Vương Thục Phán, trong đền có tượng An Dương Vương nặng 155 kg. Cổ Loa còn nổi tiếng với am thờ công chúa Mị Châu (xây dựng năm 1678); ở đó, pho tượng một người con gái không đầu trùm vải đỏ - tượng nàng Mị Châu lầm lỡ - để nhắc nhở với đời sau biết bao điều đau xót, sâu xa...

Cổ Loa trong tương lai sẽ còn nhiều đổi khác. Dự án tôn tạo khu di tích đã hoàn thành. Rồi đây, Cổ Loa sẽ được dựng lại trên một diện tích rộng 484 héc - ta với 32 hạng mục công trình lớn nhỏ như: sa bàn di tích tổng thể của thàn tỉ lên 1/500; tượng thành của An Dương Vương và Ngô Quyền, hai ông vua đóng đô trên đất Cổ Loa; công viên ở Vườn Tuyền - Ao Mắm, trong đó có mô hình thành Cổ Loa thu nhỏ (diện tích 1600 m²). Đến lúc ấy, cùng với Đền Hùng ở Phú Thọ, thành Cổ Loa trở thành một nơi để chúng ta hoài niệm về nguồn cội, về tổ tiên của dân tộc Việt Nam mình.

ADMICRO

3. Soạn bài Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh

Để nắm được những kiến thức và kĩ năng cần thiết về văn thuyết minh, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh.

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF