OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 50 - Ngữ văn 10 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Để bài văn được hoàn chỉnh, tránh lặp lại một số từ, tạo được ấn tượng và tăng sức gợi hình người ta thường vận dụng một số biện pháp tu từ khi tạo lập văn bản. Nhằm giúp các em rèn luyện kĩ năng nhận biết và phân tích tác dụng một số biện pháp tu từ thường gặp trong câu văn, HOC 247 đã biên soạn và tổng hợp bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 50 thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tỉnh lược

- Khái niệm: Tỉnh lược là biện pháp lược bỏ một hoặc một số thành phần nào đó của một phát ngôn nhằm tránh lặp lại chúng trong phát ngôn khác. Yếu tố tỉnh lược có thể là bất cứ thành phần nào đó của phát ngôn.

- Tác dụng:

+ Chính nhờ sự lược bỏ này mà các phát ngôn có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Tránh lặp từ vựng và lặp nghĩa (không dùng yếu tố đồng nghĩa hay đại từ). 

1.2. Một số biện pháp tu từ

1.2.1. So sánh

- Khái niệm: so sánh là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Tác dụng: giúp tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.

1.2.2. Nói quá

- Khái niệm: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả. Nói quá còn có tên gọi khác là khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, phóng đại, cường điệu.

- Tác dụng: giúp nhấn mạnh ý, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho bài văn.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Tìm biện pháp nói quá và nêu tác dụng của chúng trong các ví dụ sau:

a.

Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b. Anh cứ yên tâm, vết thương mới chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

Hướng dẫn giải:

Dựa vào phần nội dung biện pháp tu từ nói quá để giải bài tập.

Lời giải chi tiết:

a. Biện pháp nói quá trong câu thơ trên: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. 

Tác dụng: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc.
b. Biện pháp nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời.

Tác dụng: Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 50, các em cần nắm:

+ Nhận diện và nêu được tác dụng biện pháp tỉnh lược.

+ Phân tích được biện pháp so sánh và nói quá trong bài tập cụ thể.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 50 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 50 sẽ giúp các em nhận diện câu tỉnh lược và phân tích được một số biện pháp từ như so sánh và nói quá, đồng thời nêu được tác dụng của chúng trong bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 50 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF