Trong Bài 1: Tạo lập thế giới (Thần thoại) trong bộ sách Chân Trời Sáng Tạo, các em đã được tiếp cận với một số văn bản thể loại thần thoại và phân tích những nét đặc sắc riêng của từng tác phẩm. Đồng thời trau dồi kiến thức thực hành viết văn nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể cụ thể mà em yêu thích. Nhằm giúp các em học sinh hệ thống hóa lại những kiến thức, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bài soạn Ôn tập Bài 1 dưới đây. Hy vọng sẽ hữu ích với các em!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn lại thể loại thần thoại
- Cho đến nay, thần thoại đã bị mai một ít nhiều nhưng vẫn là một di sản phong phú với hàng trăm truyện kể của người kinh và các dân tộc thiểu số.
- Trong một số bộ sách mang tính chất sưu tầm, tuyển tập, nhiều thần thoại đã được đặt lẫn với các truyền thuyết, cổ tích, do vậy, màu sắc riêng của thần thoại ít nhiều bị làm mờ nhạt.
- Thần thoại Việt Nam gồm có hai nhóm:
+ Thần thoại suy nguyên
+ Thần thoại sáng tạo
1.2. Đặc điểm thần thoại trong từng văn bản
1.2.1. Thần Trụ Trời
+ Không gian: trời và đất => không gian vũ trụ, không thể hiện một địa điểm cụ thể.
+ Thời gian: “thuở ấy” => thời gian mang tính chất cổ xưa, không rõ ràng.
+ Cốt truyện: xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất.
+ Nhân vật: thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạp ra thế giới.
1.2.2. Prô-mê-tê và loài người
+ Không gian: Thế gian chỉ có các vị thần.
+ Thời gian: Mặt đất mênh mông nhưng vắng vẻ.
+ Cốt truyện: Sự ra đời của con người và vạn vật.
+ Nhân vật: Prô-mê-tê, Ê-pi-mê-tê, U-ra-nôx, Gai-a,con người,..
1.2.3. Đi san mặt đất
+ Không gian: không có không gian cụ thể.
+ Thời gian: cổ xưa, không xác định cụ thể “ngày xưa, từ rất xưa”.
+ Cốt truyện: giải thích lí do vì sao bầu trời và mặt đất có hình dạng phẳng như bây giờ.
+ Nhân vật: các nhân vật trong bài thơ trên đều là những con vật có thật nhưng đã được nhân hóa và có khả năng phi thường.
1.2.4. Cuộc tu bổ lại các giống vật
+ Không gian: Thời sơ khởi.
+ Thời gian: Trước khi tạo ra con người.
+ Cốt truyện: Nguồn gốc của các con vật.
+ Nhân vật: Ngọc Hoàng, ba vị Thiên Thần, chó, vịt, các loài chim khác,..
1.3. Ôn lại yêu cầu và cách viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể
1.3.1. Các yêu cầu
- Về nội dung nghị luận:
+ Xác định chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề.
+ Phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như cốt truyện, tình huống, sự kiện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn,... và tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể.
- Về kĩ năng nghị luận, bài viết cần đáp ứng các yêu cầu:
+ Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về truyện kể.
+ Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ truyện kể.
+ Sử dụng các câu chuyển tiếp, các từ ngữ liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.
+ Có các phần mở bài, thân bài, kết bài theo quy cách.
1.3.2. Cách làm
- Mở bài: giới thiệu truyện kể (tên tác phẩm, tác giả,...). Nêu khái quát các nội dung chính hay định hướng của bài viết.
- Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật ý nghĩa, giá trị của chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
- Kết bài: khẳng định lại giá trị của chủ đề và hình thức nghệ thuật của truyện kể; nêu ý nghĩa của tác phẩm đối với bản thân và người đọc.
2. Soạn bài Ôn tập Bài 1 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Câu 1: Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:
So sánh các văn bản
Trả lời:
Văn bản Các đặc điểm chính |
Thần Trụ trời |
Prô-mê-tê và loài người
|
Cuộc tu bổ lại các giống động vật |
|
Không gian, thời gian |
- Không gian: Trời đất. - Thời gian: “Thuở ấy”. |
- Không gian: thế gian. - Thời gian: “thuở ấy”. |
- Thời gian: lúc sơ khởi. |
|
Nhân vật |
Thần Trụ trời và một số vị thần khác, |
Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê. |
Ngọc Hoàng |
|
Cốt truyện |
Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời. |
Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. |
Quá trình tu bổ, hoàn thiên các giống vật. |
|
Nhận xét chung |
Không gian, thời gian |
Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa. |
||
Nhân vật |
Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người. |
|||
Cốt truyện |
Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần. |
Câu 2: Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian mà bạn đã học.
Trả lời:
- Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.
Yếu tố so sánh |
Truyện thần thoại |
Truyện truyền thuyết |
Không gian |
Không có địa điểm cụ thể. |
Có địa điểm cụ thể. |
Thời gian |
Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa. |
Có thời gian lịch sử cụ thể |
Nhân vật |
Thường là các vị thần. |
Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc. |
Cốt truyện |
Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần. |
Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc. |
Câu 3: Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó.
Trả lời:
- Kể về câu chuyện thần thoại: Câu chuyện thần núi, thần biển Sơn Tinh, Thủy Tinh
Vua Hùng có một cô con gái tên là Mị Nương. Người đẹp như hoa tính nết dịu hiền. Một hôm có hai chàng chai đến cầu hôn: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển). Sơn Tinh sống ở núi Tản Viên, chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Thủy Tinh ở biển, tài năng ko kém: hô mưa đến, gọi gió gió về. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai đành ra điều kiện: sính lễ. Sơn Tinh là người mang sính lễ đến trước lấy được Mị Nương, Thủy Tinh không lấy được Mị Nương đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Thủy Tinh hô mưa, gió đến, dông tố kéo đến ầm ầm. Sơn Tinh không núng, dâng núi đồi lên cao. Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu Sơn Tinh dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Cuối cùng Thủy Tinh kiệt sức đành chịu thua. Vì vậy, cứ hằng năm Thủy Tinh (thần biển) lại dâng nước đánh Sơn Tinh (thần núi) nhưng đều thua.
- Nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện thần thoại trên.
+ Xây dựng nhân vật là các vị thần có sức mạnh kì lạ hơn người: Sơn Tinh (thần núi) và Thủy Tinh (thần biển).
+ Xây dựng nhân vật mang những dáng vẻ khỏe mạnh.
+ Xây dựng nhân vật mang yếu tố thần.
Câu 4: Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể.
Đặc điểm của kiểu bài nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
Trả lời:
Câu 5:
a. Qua bài học này, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
b. Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?
Trả lời:
a. Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:
- Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.
- Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.
- Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.
- Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.
- Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.
- Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.
b. Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:
- Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.
- Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.
- Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.
- Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.
- Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.
Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 1. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành mấy nhóm? Tìm tên các tác phẩm của từng nhóm.
Trả lời:
Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây:
+ Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa...
+ Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa...
+ Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ...
+ Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc...
+ Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng...
+ Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai...
4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 1 Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.