OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự - Ngữ văn 10

Banner-Video

Hướng dẫn soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự được tốt hơn trước khi đến lớp. Mong rằng với bài soạn, các em sẽ nắm được những kiến thức cơ bản cần thiết trước khi tham gia bài học mới trên lớp!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài

  • Để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các sự việc, chi tiết tiêu biểu.
  • Sự việc, chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện.

2. Soạn bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự

2.1. Khái niệm

  • Tự sự  là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. 

2.2. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu

Bài tập 1:

  • Chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng làm dấu là chi tiết dẫn dắt câu chuyện đến những chi tiết sau, do đó không thể bỏ được. Chính chi tiết Mị Châu rắc lông ngỗng làm dấu sẽ dẫn đến hai việc tiếp nối sau :
    • Theo dấu lông ngỗng, Trọng Thủy cùng quân lính đuổi theo hai cha con An Dương Vương.
    • Cha con An Dương Vương cùng đường. Nếu bỏ chi tiết đó thì truyện sẽ không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ. Do đó, có thể nói những sự việc và chi tiết trên là những sự việc và chi tiết tiêu biểu của truyện.

Bài tập 2:

  • Có thể kể tiếp câu chuyện anh con trai lão Hạc trở về theo gợi ý sau:
    • Anh con trai về, nghe ông giáo kể về cha: với sự việc, chi tiết xoay quanh việc ông lão đã sống như thế nào và ông lão đã giữ mảnh vườn ra sao 
    • Sau đó, con trai lão Hạc cùng ông giáo, anh con trai xúc động ra viếng mộ cha. (Có thể kể theo các chi tiết: kể với cha về những năm tháng vất vả của đời mình, cảm thấy ân hận vì đã bỏ ra đi và hưa với cha sẽ sống tốt hơn)
    • Anh con trai lão Hạc gửi lại ông giáo những di vật và ra đi. (giải thích cho ông giáo nghe lí do của cuộc ra đi với các chi tiết như: cảm ơn ông giáo vì đã quan tâm giúp đỡ cha mình, kể cho ông giáo biết anh đã giác ngộ và là một người cách mạng, hứa hẹn ngày về)

3. Hướng dẫn luyện tập bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự chương trình chuẩn

Bài tập 1: 

  • Không thể bỏ qua sự việc "hòn đá xấu xí được xác định là rơi từ trên vũ trụ xuống" vì chi tiết này có vai trò chuẩn bị cho sự việc ở phần kết thúc đoạn. Nếu không có sự việc ấy thì chắc người làng và đám trẻ kia sẽ không bao giờ "nhận ra" vẻ đẹp của hòn đá. Nó chắc sẽ vẫn cứ nằm đấy xấu xí, xù xì và vô dụng mà thôi sự việc này làm đổi thay tiến trình của truyện. Đồng thời, chính nó tạo ra nội dung tư tưởng của bài văn.
  • Bài học rút ra: 
    • Khi lựa chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu để kể chuyện hoặc để viết bài văn tự sự cần cân nhắc kĩ càng và thận trọng.
    • Các sự việc chi tiết được chọn, phải đảm bảo yêu cầu về sự quan trọng và nổi bật, phải góp phần dẫn dắt cốt truyện, phải tô đậm tính cách của nhân vật, tạo ra sự hấp dẫn và tập trung vào chủ đề của bài văn

Bài tập 2: Đọc đoạn trích Uy-lít-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê), anh (chị) hãy cho biết:

  • Hô-me-rơ kể chuyện gì?
    • Trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về, Hô-me-rơ kể về cuộc gặp gỡ giữa hai vợ chồng người dũng tướng sau hai mươi năm xa cách
  • Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng, đó là sự việc gì, được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào? Có thể coi đây là thành công của Ho-m-rơ trong nghệ thuật kể chuyện không, vì sao?
    • Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng, đó là sự việc Pê-nê-lốp thử chồng bằng cách hỏi về những chi tiết, đặc điểm của chiếc giường. Đây là sự việc tiêu biểu với một số chi tiết đặc sắc như Pê-nê-lốp nhờ nhũ mẫu khiêng chiếc giường ra khỏi phòng, Uy-lít-xơ giật mình hỏi lại, sau đó nói rõ đặc điểm của chiếc giường mà chỉ có ha vợ chồng mới biết. Nhờ vậy, Pê-nê-lốp nhận ra chồng trong niềm xúc động nghẹn ngào.
    • Có thể nói, với cách chọn sự việc trên, Hô-me-rơ đã thành công trong việc kể chuyện hấp dẫn, khắc họa đậm nét, phẩm chất, tính cách của hai nhân vật Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự để nắm vững hơn nội dung bài học. 

4. Hướng dẫn luyện tập bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự chương trình Nâng cao

Câu 1: Thái độ và tình cảm của người viết trong hai đoạn trích sau đây có gì giống nhau? Đoạn nào tác giả thể hiện thái độ và tình cảm của mình một cách trực tiếp và đoạn nào thể hiện một cách gián tiếp?

Gợi ý:

  • Ở cả hai đoạn văn, người viết đều bộc lộ thái độ và tình cảm của mình thông qua các sự việc, chi tiết.
  • Ở đoạn 1, tác giả Nguyễn Tuân đã trực tiếp thể hiện thái độ và tình cảm của mình.
  • Ở đoạn 2, tác giả Vũ Tú Nam đã thể hiện một cách gián tiếp thái độ và tình cảm của mình.

Câu 2: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

a. Theo anh (chị), thái độ, tình cảm của tác giả đối với ông bà Nghị trong đoạn văn trên là một thái độ, tình cảm như thế nào?

Gợi ý:

  • Thái độ, tình cảm của tác giả đối với ông bà Nghị trong đoạn văn trên là một thái độ coi thường, mỉa mai, châm biếm khi thể hiện những sự việc, hành động của hai nhân vật này.

b. Để thể hiện thái độ, tình cảm ấy, Ngô Tất Tố đã lựa chọn sự việc gì và dùng những chi tiết nào? Phân tích tác dụng của sự việc và chi tiết đó trong việc thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả.

Gợi ý:

  • Để thể hiện thái độ, tình cảm ấy, Ngô Tất Tố đã lựa chọn sự việc, chi tiết:
    • Bưng bát canh húp đánh soạt
    • Vừa nhai vừa nuốt, vừa giục thằng nhỏ lấy tăm
    • Nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép một lượt
    • Ông Nghị bưng tách nước uống một hớp lớn, súc miệng òng ọc mấy cái rồi nhổ toẹt xuống nền nhà.

Câu 3: Qua truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, anh (chị) thấy thái độ, tình cảm của người kể đối với mỗi nhân vật trong truyện như thế nào? Để thể hiện điều đó, tác giả dân gian đã lựa chọn những sự việc, chi tiết nào?

Gợi ý:

  • Học sinh đọc lại truyện và trả lời.
  • Các em tập trung vào ba nhân vật chính: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy.

Câu 4: Nếu viết bài văn kể về những ngày mẹ ốm, anh (chị) sẽ lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu nào để thể hiện thái độ thành kính và tình cảm yêu quý đối với người mẹ sinh ra mình?

Gợi ý:

  • Các em có thể lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu như:
    • Ngồi cạnh và chăm sóc mẹ.
    • Giúp mẹ uống thuốc, ăn cháo....

5. Hỏi đáp về bài Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF