OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nắng mới - Lưu Trọng Lư - Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Giữa sự cải tiến, cách tân không ngừng của văn học phong trào thơ Mới, Lưu Trọng Lư lại có những sáng tác nhẹ nhàng, sâu lắng, đi sâu vào trái tim người đọc, một trong số đó là bài thơ Nắng mới. HOC247 xin giới thiệu đến các em bài học Nắng mới - Lưu Trọng Lư thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về tình cảm tác giả dành cho mẹ mình. Qua đó, bồi dưỡng tình yêu thương đối với những người thân trong gia đình. Chúc các em có nhiều kiến thức lí thú!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Lưu Trọng Lư

- Lưu Trọng Lư (19/6/1912 – 10/8/1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, quê làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình quan lại xuất thân nho học.

- Ông học đến năm thứ ba tại trường Quốc học Huế thì ra Hà Nội làm văn, làm báo để kiếm sống. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng Phong trào Thơ mới và rất tích cực diễn thuyết bênh vực “Thơ mới” đả kích các nhà thơ “cũ”.

- Sau Cách mạng tháng Tám, ông tham gia Văn hoá cứu quốc ở Huế. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

- Sau năm 1954, ông tiếp tục hoạt động văn học, nghệ thuật: hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1957, đã từng làm Tổng thư ký Hội nghệ sỹ sân khấu Việt Nam.

1.1.2. Tác phẩm Nắng mới

a. Xuất xứ

Tác phẩm trích từ tập thơ “Tiếng thu”.

b. Thể loại

- Thơ thất ngôn.

c. Bố cục 

Có thể chia làm 2 phần:

- Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên “nắng mới”

- Khổ 2+3: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Tình cảm cảm xúc của nhân vật “tôi”

- Nhân vật "tôi" đã thể hiện nỗi nhớ mẹ trong bài thơ

- Tình cảm, cảm xúc đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh:

+ Từ ngữ: "nhớ", "chửa xóa mờ"

+ Hình ảnh: phơi áo đỏ, nụ cười đen nhánh sau tay áo

- Hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm tưởng nhân vật "tôi":

+ Trong tâm tưởng nhân vật "tôi", hình ảnh người mẹ hiện lên với những vẻ đẹp của thuở thiếu thời: phơi áo đỏ ngoài giậu, nét cười đen nhánh sau tay áo

--> Giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.

1.2.2. Đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ

- Từ ngữ trong bài thơ giản dị, mang màu sắc làng quê Bắc Bộ tạo nên sự gần gũi

- Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5. Nhịp thơ đa dạng nhưng nhịp nhàng, phù hợp với tâm trạng của chủ thể trữ tình

- Cách gieo vần trong bài thơ: vần chân liền và vần chân cách: tạo nhạc tính cho bài thơ

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Bài thơ là nỗi nhớ của chủ thể trữ tình đối với người mẹ của mình. Qua đó thể hiện giá trị đạo đức truyền thống uống nước nhớ nguồn, hiếu thuận của người Việt Nam.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Thể thơ thất ngôn

- Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết

- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Nắng mới - Lưu Trọng Lư, SGK Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy viết đoạn văn (5 đến 7 dòng), thể hiện suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của tình mẫu tử trong đời sống mỗi con người.

Hướng dẫn giải:

- Hình thức: một đoạn

- Nội dung cần có những ý sau:

+ Tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người

+ Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người

Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con

+ ...

Lời giải chi tiết:

Tình mẫu tử là một đề tài bất tận của văn học nghệ thuật. Trong cuộc sống, điều gì cũng có thể thay đổi nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm vĩnh cửu nhất, không thể đong đếm được. Tình mẫu tử là tình cảm đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Tình mẫu tử thể hiện sự gắn kết kì diệu giữa con và mẹ, là tình cảm nâng đỡ, dìu dắt mỗi con người đến sự bình yên và hạnh phúc trong tâm hồn. Tình cảm này xuất phát từ hai phía, người mẹ dành cho đứa con và ngược lại. Đó là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Cũng như sự tôn trọng, yêu thương của đứa con dành cho mẹ. Chúng ta thật hạnh phúc khi được sinh ra, lớn lên trong vòng tay chăm sóc của người mẹ. Bầu sữa ngọt ngào, lời hát ru thiết tha đã trở thành những điều không thể thiếu của mỗi đứa trẻ. Đến khi lớn lên, mẹ chính là người dạy dỗ từ những điều nhỏ nhặt nhất, chứng kiến quá trình trưởng thành và luôn là điểm tựa vững chắc cho con cái. Trái tim của mẹ luôn yêu thương, bao dung cho những đứa con của mình. Bởi vậy, thật thiệt thòi biết bao nếu không có mẹ ở bên trong cuộc đời. Không chỉ vậy, tình cảm mẫu tử còn là sự biết ơn, kính trọng và yêu thương của con dành cho mẹ. Đối với học sinh như tôi sẽ cố gắng học tập thật tốt, rèn luyện đạo đức để mẹ luôn cảm thấy tự hào, hạnh phúc. Tình mẫu tử có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mỗi người. Bất cứ ai trong cuộc đời cũng cần biết trân trọng tình cảm cao quý đó bởi chính tình mẫu tử hướng con người đến những hành động tốt đẹp để dần hoàn thiện nhân cách của mình. 

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài Nắng mới - Lưu Trọng Lư, các em cần nắm:

+ Phân tích được tình cảm cảm xúc của nhân vật “tôi”

+ Phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ

Soạn bài Nắng mới - Lưu Trọng Lư Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nắng mới - Lưu Trọng Lư là bài thơ viết về những tình cảm thương nhớ của tác giả với mẹ mình. Qua đó thể hiện giá trị truyền thống của dân tộc về đạo lí Uống nước nhớ nguồn. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Nắng mới - Lưu Trọng Lư Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số văn mẫu bài Nắng mới - Lưu Trọng Lư Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Nắng mới - Lưu Trọng Lư giúp người đọc cảm nhận về tình cảm tha thiết của người con dành cho mẹ, đó là tình cảm thiêng liêng, cao quý không gì có thể so sánh bằng. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
OFF