OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông


Vùng biển và hải đảo của Việt Nam có đặc điểm như thế nào? Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của nước ta diễn ra như thế nào? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu thông qua nội dung của Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các vùng biển và hải đảo Việt Nam

- Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km, là một phần của Biển Đông.

- Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Philíp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-này, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

- Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam. 

Vị trí, phạm vi vùng biển và hải đảo Việt Nam

Hình 1. Vị trí, phạm vi vùng biển và hải đảo Việt Nam

1.2. Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển,đảo

- Nhìn chung chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trăm tích biển của nước ta còn khá tốt. Hầu hết, các chỉ số nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành (tính đến năm 2021).

- Ở một số nơi nuôi trồng thuỷ sản, đầm, vịnh, của sông ven biển có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên.

- Trong những năm gần đây, mặc dù diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng các hệ sinh thái biển (rạn san hô, có biển,..) có xu hướng suy thoái ở một số nơi.

- Tài nguyên ở vùng biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn. Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn loài hải sản, trong đó khoảng hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao. 

1.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

a. Đối với phát triển kinh tế

- Vùng biển nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực. 

- Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 

Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo ở Việt Nam

Hình 2. Một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo ở Việt Nam

 

b. Đối với bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Thuận lợi: Hệ thống luật pháp là căn cứ quan trọng nhất cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo:

+ Luật Biến quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi (Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982) là căn cứ quan trọng trong hoạt động quản lí, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển; giúp tạo ra một trật tự pháp lí trên biển, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các nước.

+ Nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam phù hợp với Luật biển quốc tế và tinh hình cụ thể của đất nước.

- Khó khăn: còn tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của một số quốc gia có chung Biển Đông; các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngư trường, khai thác tài nguyên biển gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp...

1.4. Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam được thực hiện liên tục qua nhiều thời kì lịch sử và được thể hiện rõ nhất đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Trong thời phong kiến, Nhà nước Việt Nam đã xác lập chủ quyền, quản lí và khai thác quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa chính thức thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của đạo Quảng Nam (năm 1471), sau là phủ Quảng Ngãi (năm 1602) rồi tỉnh Quảng Ngãi (năm 1832).

- Quá trình Nhà nước phong kiến Việt Nam xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa

- Khi thiết lập chế độ báo hộ đối với Việt Nam (1884), chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hoà (Chính quyền Sài Gòn) đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

- Sau khi nước Việt Nam. thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).

- Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà.

- Năm 2007, thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn được thành lập trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

- Cùng với quá trình xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Xác định vị trí địa lí của Vùng biển Việt Nam?

 

Hướng dẫn giải

- Vùng biển của Việt Nam là một phần của Biển Đông.

- Biển nước ta tiếp giáp với vùng biển các nước Trung Quốc, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Cam-pu-chia.

 

Bài 2: Kể tên một số hoạt động khai thác tài nguyên biển, đảo nước ta?

 

Hướng dẫn giải

- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ và khí tự nhiên, …).

- Phát triển nghề sản xuất muối.

- Phát triển hoạt động du lịch biển.

- Xây dựng các cảng nước sâu.

- Khai thác năng lượng điện gió, điện thủy triều.

ADMICRO

Luyện tập Chủ đề chung 2 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Học xong bài này các em cần biết:

- Xác định được vị trí, phạm vi của vùng biển và hải đảo Việt Nam (theo Luật Biển Việt Nam).

- Trình bày được những nét chính về môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

- Trình bày được quá trình xác lập chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử.

3.1. Trắc nghiệm Chủ đề chung 2 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Chủ đề chung 2 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chủ đề chung 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Chủ đề chung 2 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF