OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam


Thổ nhưỡng nước ta rất đa dạng, mỗi nhóm đất lại phù hợp để khai thác trong sản xuất nông nghiệp khác nhau. Hãy cùng HOC247 tham khảo nội dung Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu các đặc điểm chung của lớp phủ thổ nhưỡng, đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất chính. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng

- Khí hậu nóng ẩm của nước ta đã làm cho quá trình phong hoá đá mẹ diễn ra mạnh mẽ tạo ra một lớp phủ thổ nhưỡng dày. 

- Quá trình feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng ở nước ta, hình thành các loại đất feralit điển hình cho thổ nhưỡng Việt Nam. Đất có đặc điểm nghèo mùn, chua.

- Tính chất phân mùa của khí hậu Việt Nam với sự xen kẽ giữa hai mùa khô và mưa đã làm tăng cường quá trình tích luỹ ôxít sắt, ôxít nhôm tạo thành các tầng kết von hoặc đá ong ở vùng trung du, miền núi.

- Lượng mưa lớn lại tập trung vào mùa mưa làm gia tăng hiện tượng xói mòn, rửa trôi trôi sẽ theo các ở vùng đồi núi. Đất bị xói mòn, rửa trôi sẽ theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng hình thành đất phù sa.

1.2. Ba nhóm chính

- Nhóm đất feralit

- Nhóm đất phù sa

- Nhóm đất mùn trên núi

+ Đất mùn trên núi phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao từ khoảng 1 600 - 1700m trở lên.

+ Đất mùn trên núi được hình thành trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao, nhiệt độ thấp khiến quá trình phong hoá, phân giải các chất hữu cơ diễn ra chậm nên đất giàu mùn; địa hình cao, độ đốc lớn nên tầng đất mỏng.

1.3. Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất

a. Nguyên nhân:

- Do tự nhiên: Nước ta có 3/4 diện tích đất ở vùng đồi núi, có độ dốc cao; lượng mưa lớn và lập trung theo. mùa; do biến đổi khí hậu.

- Do con người: Phá rừng để lấy gỗ, đốt rừng làm nương rẫy; sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp nhưng chưa quan tâm đến việc cải tạo đất, lạm dụng các chất hoá học trong sản xuất.

b. Hiện trạng:

- Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam chiếm hơn 30% diện tích cả nước.

- Một số biểu hiện của thoái hoá đất ở Việt Nam:

+ Đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng.

+ Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển. bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng.

Tình trạng thoái hóa đất

Hình 1. Tình trạng thoái hóa đất

c. Một số giải pháp:

- Bảo vệ rừng và trồng rừng: bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển; trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

- Củng cố và hoàn thiện các hệ thống đê ven biển, hệ thống công trình thuỷ lợi.

- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất.

Hình 2. Trồng cây gây rừng

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày đặc điểm phân bố của 3 nhóm đất chính ở nước ta?

 

Hướng dẫn giải

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.

 

Bài 2: Nêu một số giải pháp được sử dụng để chống thoái hoá đất ở nước ta?

 

Hướng dẫn giải

- Bảo vệ rừng và trồng rừng:

+ Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển;

+ Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê biển, hệ thống công trình thủy lợi để duy trì nước ngọt thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá.

- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất, nhằm: cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật cho đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất.

ADMICRO

Luyện tập Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng.

- Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính.

- Phân tích được đặc điểm của đất feralit, đất phù sa và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 3 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 135 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 138 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 140 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 140 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 140 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 140 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 9 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF