OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX


Những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV, đã mở đường cho các thương nhân phương Tây, theo sau đó là các nhà truyền giáo tiến vào Đông Nam Á mở ra một thời kì đầy biến động cho các quốc gia trong khu vực, tiếp xúc văn hoá, giao lưu buôn bán, các nước Đông Nam Á phong kiến đang trong quá trình suy yếu dần trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây. Cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều để tìm hiểu tình hình các nước Đông Nam Á trong thời kì này.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây

- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, tiếp đó là Hà Lan, Anh, Pháp, ... lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự, ...

+ Về thương mại: các nước phương Tây cử đội thuyền buôn, thành lập công ty thương mại, lập thương điểm để buôn bán với các nước Đông Nam Á.

+ Về tôn giáo: theo chân những đoàn thuyền buôn, các giáo sĩ đến truyền bá Thiên Chúa giáo kết hợp với tìm hiểu địa lí, lịch sử, văn hoá của các nước Đông Nam Á.

+ Về ngoại giao: chính phủ các nước phương Tây cử đại diện đến Đông Nam Á đề nghị kí kết hiệp ước thương mại hoặc xin phép cho giáo sĩ được hoạt động.

+ Về quân sự: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau đó là Hà Lan, Anh lần lượt đưa quân đến xâm lược, trước tiên là khu vực Đông Nam Á hải đảo. Ở khu vực Đông Nam Á lục địa, vào cuối thế kỉ XIX, Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma), Pháp tấn công và hoàn thành xâm lược Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào.

Vua Na-rai (Xiêm) đón tiếp A-lếch-xăng đò Xô-môn (đại diện ngoại giao của Pháp) năm 1685 (tranh khắc)

Hình 1. Vua Na-rai (Xiêm) đón tiếp A-lếch-xăng đò Xô-môn (đại diện ngoại giao của Pháp) năm 1685 (tranh khắc)

1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á

- Về chính trị:

+ Các nước Đông Nam Á lần lượt mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. 

Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước, trong đó các thế lực phong kiến vẫn được duy trì, làm tay sai cho chính quyền thực dân.

- Về kinh tế:

Kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây, trở thành thị trường tiêu thụ, là nơi cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ cho các nước này. 

Tư bản phương Tây chủ yếu đầu tư vào khai thác khoáng sản và chiếm ruộng đất để lập đồn điền. 

Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng,... được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa.

Thành phố Ba-ta-vi-a (In-đô-nê-xi-a) năm 1754

Hình 2. Thành phố Ba-ta-vi-a (In-đô-nê-xi-a) năm 1754 (tranh vẽ)

- Về văn hoá: Văn hoá phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới. 

- Về xã hội:

Xã hội các nước Đông Nam Á chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa. 

Các giai cấp và tầng lớp mới ra đời, số lượng ngày càng tăng như công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

1.3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á

- Nhân dân các nước Đông Nam Á đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tiêu biểu là ở In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin.

- Tại In-đô-nê-xi-a, vào thế kỉ XVII, Tơ-ru-nô Giô-giỗ kêu gọi nhân dân chống triều đình A-mang-ku-rát và thực dân Hà Lan. Từ năm 1825 đến năm 1830, Hoàng tử Đi-pô Nơ-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan tai dão Gia-va.

- Tại Phi-lip-pin, từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống thực dân Tây Ban Nha, điển hình là khởi nghĩa ở đảo Bô-hô, Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô,... (thế kỉ XVII), ở đảo Bô-hô (thế kỉ XVIII).

Hoàng từ Đi-pô No-gô-rô gặp mặt để thương lượng với tướng Đờ Coóc, kết thúc cuộc chiến chống thực dân Hà Lan (1825-1830)

Hình 3. Hoàng từ Đi-pô No-gô-rô gặp mặt để thương lượng với tướng Đờ Coóc, kết thúc cuộc chiến chống thực dân Hà Lan (1825-1830) (tranh vẽ)

- Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á (trong đó có ba nước Đông Dương) chống ách đô hộ của thực dân phương Tây đều bị đàn áp, dập tắt bằng vũ lực. 

- Nguyên nhân thất bại:

+ Thiếu tổ chức, không có đường lối lãnh đạo đúng đắn.

+ Chênh lệch về lực lượng với quân đội của thực dân phương Tây.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á sau khi bị đô hộ?

 

 

Hướng dẫn giải

- Tình hình văn hóa của các nước Đông Nam Á sau khi bị đô hộ: 

+ Văn hoá phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới.

+ Theo chân những đoàn thuyền buôn, các giáo sĩ đến truyền bá Thiên Chúa giáo kết hợp với tìm hiểu địa lí, lịch sử, văn hoá của các nước Đông Nam Á: Thiên Chúa giáo được tạo điều kiện phát triển và dần trở thành tôn giáo phổ biến.

+ Nhiều phong tục và tư tưởng lạc hậu của người bản địa vẫn được duy trì để thực dân dễ cai trị.

 

Bài 2: Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị lên phần lớn các đảo của Phi-lip-pin vào thời gian nào?

 

Hướng dẫn giải

Tây Ban Nha mở đầu cuộc tiến hành xâm lược Philippines bằng cuộc viễn chinh của Lopez de Legaspi năm 1564, đến năm 1571 về cơ bản, Tây Ban Nha đã hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị lên được toàn bộ quần đảo này (trừ các tiểu quốc Hồi giáo phía Nam).

ADMICRO

Luyện tập Bài 3 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á.

- Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

- Mô tả được những nét chính về cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây.

3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 2 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Đến đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa của Mỹ?

    • A. Việt Nam.
    • B. In-đô-nê-xi-a.
    • C. Phi-líp-pin.
    • D. Cam-pu-chia.
  • Câu 2:

    Sự kiện nào dưới đây đã mở đầu quá trình xâm nhập, xâm lược các nước Đông Nam Á của thực dân phương Tây?

    • A. Mỹ tấn công, đánh chiếm Phi-líp-pin.
    • B. Bồ Đào Nha đánh chiếm vương quốc Ma-lắc-ca.
    • C. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Đà Nẵng (Việt Nam).
    • D. Thực dân Anh đánh chiếm toàn bộ bán đảo Ma-lay-a.
  • Câu 3:

    Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập?

    • A. Phi-líp-pin.
    • B. Lào.
    • C. Cam-pu-chia.
    • D. Xiêm.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 3 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 2 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 16 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 17 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 18 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Luyện tập 2 trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Vận dụng 3 trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 3 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE

Bài học cùng chương

OFF