OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Bài 2: Cách mạng công nghiệp


Sự thay đổi nhanh chóng của phương tiện giao thông từ khi con người sử dụng máy móc. Đây là minh chứng cho sự tiến bộ của nhân loại bắt đầu từ những thành quả mà cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX mang lại. Hãy cùng HOC247 tìm hiểu về diễn biến của cuộc cách mạng công nghiệp thông qua nội dung của Bài 2: Cách mạng công nghiệp trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp

- Vào giữa thế kỉ XVIII, Anh là nước có đủ các yếu tố về vốn (tư bản), nhân công và sự phát triển về kĩ thuật. Cách mạng công nghiệp diễn ra dầu tiên ở Anh, trước hết là trong ngành dệt.

- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi và đặt tên là Gien-ni (theo tên của con gái ông). 

- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai phát minh ra máy dệt chạy bằng sức nước, đưa năng suất lao động tăng lên 40 lần so với dệt thủ công.

- Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước. Chính phủ Anh đã trao giấy chứng nhận bản quyền chế tạo máy hơi nước cho Giêm Oát (1784).

Xe lửa Xti-phen-xơn chạy bằng máy hơi nước

Hình 1. Xe lửa Xti-phen-xơn chạy bằng máy hơi nước

- Đầu thế kỉ XIX, tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước đã thay thế dần thuyền buồm, xe lửa và đường sắt bắt đầu phục vụ con người,...

- Từ giữa thế kỉ XIX, cách mạng công nghiệp nhanh chóng lan ra các nước châu Âu và Mỹ, đặc biệt là ở những nước đã hoàn thành cách mạng tư sản.

- Pháp: Kinh tế Pháp đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Anh)

+ Năm 1830 chỉ có hơn 5.000 máy hơi nước, đến năm 1870 đã có trên 27 000 chiếc; 

+ Độ dài đường sắt từ 30 km tăng lên 16 500 km. 

- Ở Đức:

+ Từ năm 1860 đến năm 1870, sản lượng khai thác than đá đã tăng từ 12 triệu tấn lên 16 triệu tấn nhờ sử dụng máy hơi nước. 

+ Trong nông nghiệp diễn ra quá trình cơ khí hoá, sử dụng phân bón hoá học để tăng năng suất. Nhiều máy cày, máy bừa, máy thu hoạch nông sản đã xuất hiện trên đồng ruộng.

- Ở Mỹ:

+ Cách mạng công nghiệp bắt đầu từ ngành dệt, sau đó lan sang ngành luyện kim, khai thác than đá, đường sắt,... 

+ Đến năm 1850, Mỹ có mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới, với 15 000 km.

1.2. Tác động của cách mạng công nghiệp

- Làm thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội các nước tư bản: nhiều trung tâm công nghiệp mới, thành thị đông dân xuất hiện; máy móc đã làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra nguồn của cải dồi dào; 

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho một bộ phận người dân trong xã hội tư bản, đặc biệt là giai cấp tư sản.

- Anh, Pháp, Mỹ và Đức đã trở thành nước công nghiệp phát triển, trong đó Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

- Đưa tới sự ra đời của hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. 

- Cách mạng công nghiệp đã đưa lịch sử nhân loại bước sang nền văn minh mới - văn minh công nghiệp.

Giai cấp tư sản vắt kiệt sức lao động của giai cấp vô sản

Hình 2. Giai cấp tư sản vắt kiệt sức lao động của giai cấp vô sản (tranh biếm hoạ)

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1: Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX có tác động như thế nào đến xã hội châu Âu?  

 

Hướng dẫn giải

- Cách mạng công nghiệp cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX đã dẫn tới sự hình thành hai giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. 

+ Tư sản công nghiệp: nắm quyền thống trị và các tư liệu sản.

+ Vô sản công nghiệp: đời sống khổ cực, phải đi làm thuê các cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản không ngừng tăng cao.

 

Bài 2: Vì sao Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc cách mạng triệt để?

 

Hướng dẫn giải

- Lật đổ chế độ phong kiến đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, thiết lập chế độ cộng hòa cùng các quyền tự do, dân chủ.

- Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết.

- Lực lượng chính: quần chúng nhân dân dân → đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao - chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh.

- Thế giới: cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân thế giới.

ADMICRO

Luyện tập Bài 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.

- Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Trong cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX), phát minh kĩ thuật nào đã tạo ra bước chuyển căn bản trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa?

    • A. Động cơ đốt trong.
    • B. Máy kéo sợi Gien-ni.
    • C. Máy tính điện tử.
    • D. Máy hơi nước.
  • Câu 2:

    Máy gặt cơ khí ra đời vào năm 1831 là phát minh của ai?

    • A. Han-man.
    • B. C. M. Cô-míc.
    • C. Hen-ri Cót.
    • D. Giêm Oát.
  • Câu 3:

    Máy dệt là phát minh của ai?

    • A. Giêm Ha-gri-vơ.
    • B. Ét-mơn các-rai.
    • C. Hen-ri Cót.
    • D. Giêm Oát.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 13 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục I trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi mục II trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Vận dụng 2 trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 2 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF