OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)


Nội dung Bài 16: Việt Nam dưới thời Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX) trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức sẽ trang bị cho các em các kiến thức về tình hình kinh tế, xã hội, sự phát triển của văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX, quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Saquần đảo Hoàng Sa. Mời các em cùng tham khảo.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhà Nguyễn thành lập và củng cố quyền thống trị

- Sau khi vua Quang Trung qua đời, Triều Tây Sơn mất đi một trụ cột quan trọng; mẫu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc; uy tín bị giảm sút, lực lượng suy yếu. Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại Triều Tây Sơn, lập ra Triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).

Đại nội Huế

Hình 1. Toàn cảnh Đại nội Huế

- Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã tồn tại trong suốt 143 năm (1802 - 1945) với 13 đời vua.

Thế phả nhà Nguyễn

Hình 2. Thế phả nhà Nguyễn

- Nguyễn Ánh dẫn thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất từ ải Nam Quan (Lạng Sơn) đến mũi Cà Mau (Cà Mau).

- Nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) nhằm đặt cơ sở pháp lí cho nhà nước quân chủ.

Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

Hình 3. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước

- Với cuộc Cải cách Minh Mạng, bộ máy quản lí nhà nước từ Trung ương xuống địa phương được hoàn thiện. Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ (Thừa Thiên).

- Về đối ngoại, nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh, nhưng lại khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu – Mỹ, kể cả Pháp; thi hành chính sách cấm đạo gay gắt (bắt đầu từ thời Minh Mạng), gây nhiều hệ luỵ về sau.

Lược đồ hành chính Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832)

Hình 4. Lược đồ hành chính Việt Nam thời Nguyễn (từ năm 1832)

1.2. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam, ... Tuy nhiên, do địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nên nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

Đồng tiền Minh Mạng thông bảo

Hình 5. Đồng tiền Minh Mạng thông bảo

+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp: Thủ công nghiệp có những cải tiến nhất định vẽ kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đẩy mạnh. Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng. Tuy nhiên, do Nhà nước có những quy định ngặt nghèo (về thuế, mẫu mã, ...) và thi hành chính sách bế quan toả cảng tập trung, thợ giỏi vào làm trong các quan xưởng, nên một số ngành, nghề không phát triển được. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút. Thăng Long trở nên tiêu điều đúng như mô tả của Bà Huyện Thanh Quan:

                                      Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo

                                       Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

- Xã hội: Cuộc sống cơ cực của người dân và các mâu thuẫn xã hội khác đã làm bùng nổ nhiều cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn. Lực lượng tham gia gồm nông dân, thợ thuyền, binh linh, nhà nho, nhân dân các dân tộc thiểu số. Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 – 1827), của Lê Duy Lương (1833), của Nông Văn Vân (1833 – 1835), của Cao Bá Quát (1854 1856),...

1.3. Sự phát triển của văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX

- Văn học:

+ Dòng văn học viết với nhiều tác phẩm có giá trị phần lớn được sáng tác bằng chữ Nôm làm phong phú thêm nền văn học dân tộc. Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức.

+ Nội dung cơ bản: phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.

Truyện Kiều - Nguyễn Du

Hình 6. Truyện Kiều - Nguyễn Du

- Nghệ thuật: Nhã nhạc đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao. Văn nghệ dân gian xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca. Hội hoạ với nhiều dòng tranh dân gian ra đời Kiến trúc, điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay.

Đền Ngọc Sơn

Hình 7. Đền Ngọc Sơn (Hà Nội)

- Tôn giáo: Phật giáo thời kì này tiếp tục phát triển. Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.

- Khoa học: Nửa đầu thế kỉ XIX ghi nhận những bước đột phá trong việc biên soạn các công trình sử học. Một số bộ địa lí và địa lí lịch sử, y dược học có giá trị được biên soạn.

1.4. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa của nhà Nguyễn

- Thời Gia Long, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi Triều đình lập lại hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo này.

- Đến thời Minh Mạng, hoạt động thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa tiếp tục được đẩy mạnh: việc đo đạc kết hợp với vẽ bản đồ được quan tâm thực hiện. Nhà vua đã cho dựng miếu thờ và trồng cây xanh ở quần đảo Hoàng Sa, ...

- Khoảng năm 1838, Triều Nguyễn cho vẽ bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đại Nam nhất thống toàn đồ

Hình 8. Đại Nam nhất thống toàn đồ

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Vương triều Nguyễn được thành lập như thế nào?

 

Hướng dẫn giải

- Sự thành lập của Vương triều Nguyễn:

+ Sau khi vua Quang Trung qua đời (năm 1792), nhà Tây Sơn suy yếu, do: mất đi một trụ cột quan trọng; mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc; uy tín bị giảm sút,…

+ Năm 1802, được sự ủng hộ của địa chủ ở Gia Định, Nguyễn Ánh đã đánh bại triều Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).

 

Bài 2: Trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Nguyễn?

 

Hướng dẫn giải

- Về nông nghiệp:

+ Nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc tổ chức khai hoang, di dân lập ấp, lập đồn điền ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam,....

+ Địa chủ, cường hào bao chiếm ruộng đất nền nông dân vẫn không có ruộng để cày cấy, phải lưu vong. Ở các tỉnh phía bắc, lụt lội, hạn hán xảy ra thường xuyên.

- Thủ công nghiệp:

+ Có những cải tiến nhất định về kĩ thuật. Nghề khai mỏ được đầy mạnh.

+ Chính sách bắt thợ giỏi vào làm trong các quan xưởng và những quy định ngặt nghèo về mẫu mã của nhà nước phong kiến đã khiến cho một số ngành, nghề thủ công không phát triển được.

- Thương nghiệp:

+ Hoạt động buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng tăng.

+ Chính sách thuế khóa nặng nề và bế quan tỏa cảng của nhà nước đã kìm hãm sự phát triển của thương nghiệp. Nhiều đô thị, trung tâm buôn bán nổi tiếng từ thời kì trước như Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An dần bị sa sút.

ADMICRO

Luyện tập Bài 16 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Mô tả được sự ra đời của nhà Nguyễn.

- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội thời Nguyễn.

- Mô tả được quá trình thực thị chủ quyền đối với quần đão Hoàng Sa và quần đảo. Trường Sa của các vua Nguyễn. 

3.1. Trắc nghiệm Bài 16 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 16 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 16 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 69 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 69 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 mục 1b trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 mục 1b trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục 2a trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi mục 2b trang 71 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 73 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 3 trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 74 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 16 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF