OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam


Cùng HOC247 tìm hiểu các kiến thức về tài nguyên thiên nhiên ở vùng biển đảo Việt Nam qua nội dung của Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Môi trường biển đảo Việt Nam

a. Đặc điểm môi trường biển đảo

- Môi trường biển đảo: Là một bộ phận trong môi trường sống của con người nói chung, bao gồm các yếu tố tự nhiên (bờ biển, đáy biển, nước biển, đa dạng sinh học biển,...) và các yếu tố nhân tạo (các công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất,... nằm ven biển, trên biển và các đảo).

- Môi trường biển là một thể thống nhất. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh.

- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.

b. Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam

- Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta. Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta. Nhiều hoạt động kinh tế biển như du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông vận tải,... đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước. Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ, đặc biệt là các hoạt động phát triển cảng biển, nuôi trồng hải sản và phát triển du lịch biển, nước thải, rác thải sinh hoạt của người dân,... Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo.

- Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như:

+ Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo.

+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo.

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo, ....

Bảo vệ biển đảo Việt Nam

Hình 1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo

1.2. Tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam

Đặc điểm của các tài nguyên biển ở Việt Nam

Hình 2. Tài nguyên biển Việt Nam

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1: Trình bày đặc điểm môi trường biển đảo Việt Nam?

 

Hướng dẫn giải

- Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh.

- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.

 

Bài 2: Nêu các tài nguyên sinh vật biển ở vùng biển Việt Nam?

 

Hướng dẫn giải

- Tài nguyên sinh vật ở vùng biển Việt Nam phong phú, có tính đa dạng sinh học cao.

+ Vùng biển Việt Nam có hơn 2000 loài cá, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, còn có các loài động vật giáp xác, thân mềm, trong đó nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, có giá trị dinh dưỡng cao: tôm, mực, hải sâm,...

+ Vùng triều ven bờ có nhiều loài rong biển được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu.

+ Năm 2019, vùng biển nước ta có trữ lượng thuỷ sản là 3,87 triệu tấn và khả năng khai thác là gần 1,55 triệu tấn.

ADMICRO

Luyện tập Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam.

- Trình bày được các tài nguyên biển và thềm lục địa Việt Nam.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 154 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 154 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 154 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Câu hỏi trang 156 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 156 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 156 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF