OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vận dụng trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức

Hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu về một di sản văn hóa tiêu biểu của Campuchia mà em ấn tượng nhất.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Vận dụng trang 43

Phương pháp giải

B1: Sử dụng các công cụ tìm kiếm internet với từ khóa: “các thành tựu di sản văn hóa của Campuchia’, “Khu vực đền Sambor Prei Kuk”, “Quần thể Ăng-co Thom”,…

B2: Lựa chọn nội dung để xây dựng bài hướng dẫn. Có thể sử dụng internet để tham khảo mẫu bài thuyết trình về một di sản văn hóa.

Lời giải chi tiết

 Xin chào tất cả du khách đã đến với đất nước Cam-pu-chia tươi đẹp. Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nhi, là hướng dẫn viên du lịch. Hôm nay tôi sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về khu vực đền Sambor Prei Kuk. Rất vui được đồng hành cùng mọi người!

Khu vực đền Sambor Prei Kuk hay còn gọi là "ngôi đền trong rừng rậm" có niên đại từ thế kỷ XVI-XVII, nằm thu mình trong những cánh rừng nhiệt đới ở tỉnh Kampong Thom, cách thủ đô Phnom Penh 206 km về phía bắc. Nơi này từng có tên là Ishanapura - được coi là thủ đô đầu tiên của đế chế Chân Lạp cổ. Đây là một nền văn minh cổ đại phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ VI và thế kỷ VII, trước khi đế chế Khơ-me ra đời. Quần thể đền Sambor Prei Kuk có diện tích lên đến khoảng 30km2 với 54 cụm đền chùa, các tháp bát giác, ao hồ chứa đá yoni cùng nhiều tác phẩm điêu khắc vô cùng giá trị có niên đại hơn 1000 năm. Đền được xây dựng bằng gạch nung kết hợp cùng đá sa thạch được kết dính bởi một loại nhựa cây trộn đường thốt nốt. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa tại quần thể đền Sambor Prei Kuk cũng mang phong cách đặc trưng Khơ-me cổ thời kì tiền Ăng-co và ít chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ. 

-- Mod Lịch sử và Địa lí 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Vận dụng trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF