OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Câu hỏi mục 1 trang 153 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục 1 trang 153 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình 16.1 và đọc thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây của tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ.

Hình 16.1. Bản đồ tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi trang 153

Phương pháp giải

Đọc thông tin mục 1 (Phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây) và quan sát hình 16.1.

Lời giải chi tiết

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây ở Trung và Nam Mỹ:

Ở Trung Mỹ

- Sườn phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo: mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ. 

- Sườn phía Tây eo đất Trung Mỹ: mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.

Ở Nam Mỹ

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây thể hiện rõ nét ở các khu vực địa hình: 

- Phía đông là các sơn nguyên:

+ Sơn nguyên Guy-a-na hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp; khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp.

+ Sơn nguyên Bra-xin có bề mặt bị cắt xẻ, cảnh quan rừng thưa và xa van là chủ yếu.

- Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa).

+ Đồng bằng A-ma-dôn: đồng bằng rộng và bằng phẳng nhất thế giới, nằm trong khu vực khí hậu xích đạo nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên toàn bộ đồng bằng được rừng rậm bao phủ.

+ Các đồng bằng còn lại có mưa ít nên thảm thực vật chủ yếu là xa van, cây bụi.

- Phía tây là miền núi An-đét:cao trung bình 3 000 – 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên. Thiên nhiên có sự khác biệt rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

-- Mod Lịch sử và Địa lí 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Câu hỏi mục 1 trang 153 SGK Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo - CTST HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF