OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất


HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 6 tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất SGK Kết nối tri thức. Nhằm mục đích giúp các em học sinh có thể tìm hiểu kĩ hơn nội dung bài học, nắm vững kiến thức tốt hơn. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích nhiều cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các tầng đất

- Đât là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bở độ phì.

- Theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới có các tầng đất khác nhau. Ở các địa điểm khác nhau, phản ánh quá trình hình thành và tính chất của đất.

1.2. Thành phần của đất

- Đất bao gồm nhiều thành phần: Khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. tỉ lệ các thành phần trong đất thay đổi tùy thuộc vào điều kiện hình thành đất ở từng nơi.

1.3. Các nhân tố hình thành đất

- Đất được hình thành do tác động đồng thời của 5 nhân tố: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và thời gian.

+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đất hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau sẽ có tính chất và màu sắc khác nhau.

+ Khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.

+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất. Vi sinh vật phân hủy xác động, thực vật để hình thành mùn. Động vật sống trong đất có tác dụng là đất tơi xốp hơn.

+ Địa hình (đặc biệt là độ cao và độ dốc) ảnh hưởng tới độ dày của tầng đất và độ phì của đất.

+ Thời gian: Trong cùng một điều kiện hình thành như nhau, nơi có thời gian hình thành đất lâu hơn, sẽ có tầng đất dày hơn.

1.4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất

- Dựa vào quá trình hình thành và tính chất đất mà người ta phân thành các nhóm đất khác nhau. Trong đó đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn và đất đỏ vàng nhiệt đới là một số nhóm đất điển hình.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Các tầng đất

1. Quan sát hình 1, em hãy kể tên các tầng đất.

2. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 1 Các tầng đất, kể tên các tầng đất.

2.  Nghiên cứu nội dung thông tin kết hợp liên hệ thực tế rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

1. Các tầng đất

- Tầng chưa mùn.

- Tầng tích tụ.

- Tầng đá mẹ.

2. Trong các tầng đất, tầng chứa mùn trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.

2.2. Thành phần của đất

1. Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?

2. Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.

Hướng dẫn giải:

1. Quan sát hình 2 chỉ ra các thành phần của đất, thành phần chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt

2.  Nghiên cứu nội dung thông tin kết hợp liên hệ thực tế rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

1. Các thành phần của đất

- Các thành phần: hạ khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. 

- Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất, chiếm tới 45%.

2. Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất (chỉ chiếm 5%) nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì, chất hữu cơ là:

- Nguồn thức ăn dồi dào, dinh dưỡng cho cây trồng.

- Cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất. 

2.3. Các nhân tố hình thành đất

Dựa vào hình ảnh và thông tin trong mục 3, em hãy trình bày nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó.

Hướng dẫn giải:

- Quan sát hình ảnh kết hợp thông tin trong mục 3 rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Các nhân tố hình thành đất: Đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian và con người.

- Trong các nhân tố hình thành đất, đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất, vì:

+ Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch).

+ Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

+ Đá mẹ quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

+ Đá mẹ ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.

2.4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất

Xác định trên hình 5 nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất: đất đen thảo nguyên ôn đới, đấy pốt dôn, đất đỏ vàng nhiệt đới.

Hướng dẫn giải:

- Quan sát hình ảnh kết hợp thông tin trong mục 3 rút ra câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Nơi phân bố chủ yếu của ba nhóm đất:

- Đất đen thảo nguyên ôn đới: châu Mĩ, châu Á, châu Âu.

- Đất pốt dôn: Bắc Mĩ, châu Âu.

- Đất đỏ vàng nhiệt đới: Nam Mĩ, châu Phi và Khu vực Đông Nam Á.

ADMICRO

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Nêu được các tầng đất và thành phần chính của đất.
+ Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
+ Kể được tên và xác định được trên bản đồ một số nhóm đất điển hình ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.
+ Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ đất.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 170 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 170 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 170 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 52 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 53 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 53 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 53 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 54 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 6 trang 54 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 7 trang 55 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF