OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 23: Sự sống trên Trái Đất


Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo học tập HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Lịch sử và Địa lí 6 Bài 23: Sự sống trên Trái Đất SGK Kết nối tri thức, được biên tập và tổng hợp với từng hoạt động và kiến thức tổng quát. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

- Sinh vật ở đại dương vô cùng phong phú, đa dạng. Ở các vĩ độ sâu khác nhau sẽ có sự khác nhau về nhiệt độ, độ tuổi, áp suất, ánh sáng, nồng độ oxy,... dẫn đến sự đa dạng của các loài sinh vật.

1.2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

a. Thực vật

- Giới thực vật trên lục địa hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu. Tùy theo điều kiện khí hậu (đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa) mà ở từng đới xuất hiện các kiểu thảm thực vật khác nhau.

+ Ở đới nóng có rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,... ở đới ôn hòa có rừng là rộng, rừng là kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt đới,.. ở đới lạnh có thảm thực vật đài nguyên.

b. Động vật

- Động vật chịu ảnh hưởng cảu khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu. Ví dụ: Trong rừng mưa nhiệt đới có nhiều loài leo trèo giỏi... xa van thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ, chạy nhanh như ngựa, linh dương,... Và các loài ăn thịt.  Ở đới lạnh là các loài động vật thích nghi với khí hậu lạnh bằng cách ngủ đông hay di cư theo mùa như gấu trắng, ngỗng trời... Ở sa mạc có các loài chịu được nóng và khô hạn như bò cạp, rắn, lạc đà...

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

Quan sát hình 1, em hãy kể tên một số loài sinh vật ở các vùng biển trong đại dương.

Hướng dẫn giải:

- Quan sát hình 1 kể tên một số loài sinh vật ở các vùng biển trong đại dương.

Lời giải chi tiết:

Một số loài sinh vật ở các vùng biển trong đại dương là

- Vùng biển khơi mặt: san hô, tôm, cá ngừ, sứa, rùa,…

- Vùng biển khơi trung: cua, cá mập, mực,…

- Vùng biển khơi sâu: sao biển, bạch tuộc,…

- Vùng biển khơi sâu thẳm: cá cần câu, mực ma,…

- Vùng đáy vực thẳm: hải quỳ,…

2.2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

1. Kể tên một số loài thực vật, động vật ở các đới mà em biết.

2. Nêu sự khác nhau về thực vật giữa rừng mưa nhiệt đới với rừng lá kim và đài nguyên.

Hình 2 Một số thảm thực vật trên lục địa

Hướng dẫn giải:

- Nghiên cứu nội dung thông tin SGK mục sự đa dạng của sinh vật trên lục địa và rút ra câu trả lời

Lời giải chi tiết:

1. Kể tên một số loài thực vật, động vật ở các đới mà em biết

- Đới nóng

+ Động vật: ngựa, khỉ, nai, voi, hươu, tê giác, tuần lộc, sóc,...

+ Thực vật: xa van, lim, sến, táu, dừa, cà phê, cao su, hồ tiêu,,...

- Đới ôn hòa

+ Động vật: gấu nâu, tuần lộc, cáo bạc,…

+ Thực vật: rừng lá kim, lúa mì, đại mạch, thông,…

- Đới lạnh: 

+ Động vật: hải cẩu, chim cánh cụt, cá voi,…

+ Thực vật: cỏ, rêu, địa y,…

2. Rừng mưa nhiệt đới, rừng lá kim và đài nguyên.

- Rừng mưa nhiệt đới: Môi trường sống nóng ẩm, mưa nhiều nên cây trong rừng nhiều tầng tán (thường 3-5 tầng), đa dạng chủng loại, nhiều dây leo, cây gỗ lớn,… 

- Rừng lá kim: loại cây thường xanh, tán rậm rạp, chồng lên nhau che bóng dâm như vân sam, linh sam, tuyết tùng. Dưới tán rừng thiếu ánh sáng nên rêu phủ quanh năm. Ngoài ra còn có những loài nhỏ hơn, cây bụi,…

- Đài nguyên: Môi trường sống lạnh, hầu như tuyết bao phủ nên thực vật nghèo nàn. Thực vật thấp, kém phát triển (có rêu, địa y,…).

ADMICRO

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Nêu được ví dụ về sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương.
+ Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ sự đa dạng của sinh vậy trên Trái Đất.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 6 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 172 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 172 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 55 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 2 trang 56 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 3 trang 56 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 4 trang 56 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 5 trang 57 Sách bài tập Địa lí 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 23: Sự sống trên Trái Đất

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF