OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 8 Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX


Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ, Đức phát triển, chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Trong quá trình sự phát triển của các nước đế quốc có điểm gì giống và khác nhau. Mời tất cả các em học sinh cùng tìm hiểu: Bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

1. Anh

  • Kinh tế
    • Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới.
    • Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
  • Chính trị
    • Anh tồn tại chế độ quân chủ lập hiến với hai đảng tự do và bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.
  • Đối ngoại
    • Thực hiện chính sách  xâm lược thuộc địa → Anh được mệnh danh là "Chủ nghĩa đế quốc thực dân".

2. Pháp

  • Kinh tế
    • Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.
    • Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô…
    • Sự ra đời của các công ty độc quyền chi phối nền kinh tế nước Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng
    • Tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay nặng lãi → Lê Nin gọi Chủ nghĩa Đế quốc Pháp là "Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi”
  • Chính trị.
    • Tồn tại nền cộng hòa III, thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa. Vì vậy Pháp là nước có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh)

3. Đức

  • Kinh tế
    • Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới, nhưng từ khi hoàn thành thống nhất, công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp đứng hàng thứ hai thế giới.
    • Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ → hình thành các tổ chưc độc quyền nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép…chi phối nền kinh tế Đức.
  • Chính trị:
    • Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang
    • Thi hành chính sách đối nội đối ngoại phản động như đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.
    • Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường.

→ Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Mỹ

  • Kinh tế:
    • Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới. Từ năm 1870 trở đi, kinh tế Mỹ phát triển nhảy vọt đứng đầu thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
    • Sản xuất công nghiệp phát triển vượt bậc dẫn đến tập trung tư bản cao độ → hình thành các tổ chức độc quyền, các ông "vua công nghiệp” lớn… chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ.
    • Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cấu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.
  • Chính trị.
    • Tồn tại thể chế cộng hòa, đứng đầu là tổng thống, hai đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.
    • Cũng như Đức, Mĩ cũng là đế quốc trẻ, khi công nghiệp phát triển mạnh thì nhu cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường trở nên cấp thiết. Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đông đô la để can thiệp vào khu vực Mĩ La tinh.

1.2. Sự chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc

1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền

  • Điểm chung nổi bật trong đời sống kinh tế của Anh, Pháp, Đúc, Mỹ là sự hình thành các công ty độc quyền.
  • Các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa để đáp ứng nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công.
  • Trước 1870: tự do cạnh tranh.
  • Sau 1870: các tổ chức độc quyền ra đời.

tranh_duong_thoi_noi_ve_quyen_luc_cua_cac_to_chuc_doc_quyen_o_mi_chu_tren_minh_mang_xamonopoly_-_doc_quyen_500 

Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ (chữ trên hình mãng xà monopoly độc quyền)

Mô tả: con mãng xà khổng lồ, có đuôi rất dài quấn chặt và Nhà Trắng (trụ sở chính quyền), há to mồm đe dọa, nuốt sống người dân. Điều này thể hiện vai trò quyền lực của các công ty độc quyền Mỹ, cấu kết chặt chẽ và chi phối nhà nước tư sản để thống trị và khống chế cuộc sống nhân dân. 

3. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới

  • Bước sang giai đoạn đế quôc chủ nghĩa do nhu cầu nguyên nhiện liệu, thị trường, nhân công, nên các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa

Tên đế quốc

Tên thuộc địa

Thuộc địa của Anh Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn

Niu Di lân, Ôxtrâylia, Mã lai, Miến Điện, Ấn Độ, Ai Cập, Xuđăng, Nam Phi. .

Thuộc địa của Pháp

Việt Nam, Lào, Campuchia, Mađagátca; Bắc Phi, Tây Phi

Thuộc địa của Đức

Đông và Tây Phi

  • Mâu thuẫn chủ yếu giữa đế quốc già Anh, Pháp với đế quốc trẻ Đức Mỹ:đế quốc già Anh, Pháp có kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển chậm hơn đế quốc trẻ “Đức, Mỹ “ nhưng lại chiếm nhiều thuộc địa. Các đế quốc trẻ kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh nhưng lại có rất ít thuộc địa. Nên Mâu thuẫn giũa các đế quốc với nhau dẫn đến xu hướng chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới. 

 luoc_do_cac_nuoc_de_quoc_va_thuoc_dia_dau_the_ki_xx_500_02

Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa đầu thế kỷ XX

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em phải nắm được tình hình của các nước Anh, Pháp, Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Và quá trình biến từ 1 nước tư bản sang chủ nghĩa đế quốc.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 8 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận trang 39 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 1 trang 40 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 2 trang 40 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 1 trang 41 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 2 trang 41 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 3 trang 41 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 4 trang 41 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 1 trang 43 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 2 trang 43 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 3 trang 43 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 4 trang 43 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 1 trang 44 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập Thảo luận 2 trang 44 SGK Lịch sử 8 Bài 6

Bài tập 1 trang 44 SGK Lịch sử 8

Bài tập 2 trang 45 SGK Lịch sử 8

Bài tập 3 trang 45 SGK Lịch sử 8

Bài tập 1.1 trang 17 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.2 trang 18 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.3 trang 18 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.4 trang 18 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.5 trang 18 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.6 trang 18 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.7 trang 18 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 1.8 trang 19 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 2 trang 19 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 3 trang 20 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 4 trang 21 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 5 trang 21 SBT Lịch Sử 8

Bài tập 6 trang 22 SBT Lịch Sử 8

3. Hỏi đáp Bài 6 Lịch sử 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 8 HỌC247

NONE
OFF