Giải bài 2 tr 129 sách GK Sử lớp 12
Đảng và Chính phủ cách mạng thực hiện chủ trương, sách lược như thế nào đối với Pháp trong thời gian trước ngày 6-3 và từ ngày 6-3-1946?
Hướng dẫn giải chi tiết câu 2
Trước 6/3/1946:
- Chủ trương: Tạm thời hoà hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa dân quốc ở miền Bắc, tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam
- Biện pháp: Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Trung Hoa dân quốc và tay sai, tại kì họp đầu tiên, QH khoá 1 đồng ý nhượng cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong chính phủ không qua bầu cử, Nguyễn Hải Thần giữ chức Phó Chủ Tịch nước; đồng thời nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế như nhận cung cấp lương thực thực phẩm, nhận tiêu tiền mất giá của chúng...
- 11/11/1945: ĐCSĐD tuyên bố " tự giải tán", thực chất là tạm thời rút vào hoạt động bí mật.
Tác dụng: Làm thất bại âm mưu của quân Trung Hoa dân quốc, đồng thời vô hiệu hóa các hoạt động chống phá của bọn tay sai của quân Trung Hoa dân quốc, tạo điều kiện tập trung lực lượng chống Pháp ở miền Nam.
Sau ngày 6/3/1946
* Chủ trương: Hòa với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta, tranh thủ thời gian để chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
* Biện pháp: Ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với nội dung:
- Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp
- Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra Miền Bắc thay cho quân Trung Hoa Dân quốc và rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ để đàm phán ở Pari.
- Việc ký Hiệp định Sơ bộ ta đã loại được một kẻ thù nguy hiểm tránh được một cuộc chiến đấu bất lợi cho ta, ta có thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.
- Sau Hiệp định sơ bộ, Pháp vẫn tăng cường những hành động khiêu khích , quan hệ Việt Pháp trở nên căng thẳng có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
- Trước tình hình đó, để kéo dài thêm thời gian hòa hoản chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp với Pháp bản Tạm ước 14/9 tiếp tục nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi về kinh tế và văn hoá ở VN
* Tác dụng của việc ký Hiệp định sơ bộ 6/3 và tạm ước 14/9
- Đập tan ý đồ của Pháp trong việc câu kết với Tưởng để chống lại ta.
- Đẩy nhanh được 20 vạn quân Tưởng và tay sai về nước, thoát được thế bao vây của kẻ thù.
- Có thêm thời gian để củng cố lực lượng chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
-- Mod Lịch Sử 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Nguyên nhân chủ quan khiến những nỗ lực ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1946 với người Pháp không đạt được hiệu quả là gì?
bởi Thiên Mai 18/01/2021
A. Do thái độ ngoan cố của thực dân Pháp
B. Do thực lực của Việt Nam chưa đủ mạnh để tạo áp lực trên bàn đàm phán
C. Do sự chi phối của các nước lớn
D. Do sự đối lập về tư tưởng chủ chiến và chủ hòa trong chính phủ Việt Nam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Dựng nước đi đôi với giữ nước
B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm
C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc
D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay, Đảng, chính phủ có thể vận dụng nguyên tắc đấu tranh ngoại giao nào từ thực tiễn lịch sử Việt Nam sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?
bởi thu hằng 18/01/2021
A. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tối ưu
B. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc
C. Nhân nhượng trong mọi tình huống
D. Ngoại giao chỉ thực sự đạt kết quả khi ta có thực lực
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phát biểu ý kiến của anh (chị) về ý kiến sau đây: Việt Nam hoàn toàn bị động khi cuộc chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ tháng 12-1946
bởi Nguyễn Vũ Khúc 18/01/2021
A. Đúng. Vì thực dân Pháp là người phát động cuộc chiến tranh này
B. Sai. Vì Việt Nam đã giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ ngay từ đầu
C. Đúng. Vì thực dân Pháp có ưu thế áp đảo Việt Nam trong giai đoạn đầu
D. Sai. Vì Việt Nam đã có sự chuẩn bị và chủ động phát động kháng chiến
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Đảng, chính phủ Việt Nam chủ trương phát động một cuộc kháng chiến toàn dân không xuất phát từ lý do nào sau đây?
bởi Lê Nhi 17/01/2021
A. Do kháng chiến toàn dân là cơ sở để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
B. Do vận dụng lý luận Mác Lênin và kinh nghiệm đánh giặc của cha ông
C. Do âm mưu chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của thực dân Pháp
D. Do nhu cầu huy động sức mạnh toàn dân tộc vào cuộc kháng chiến
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là lý do để Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chủ trương phát động cuộc kháng chiến toàn diện?
bởi Phung Hung 18/01/2021
A. Để chống lại cuộc chiến tranh quy mô lớn của thực dân Pháp
B. Để phát huy tối đa sức mạnh của mỗi người dân trong cuộc kháng chiến
C. Để tạo điều kiện kháng chiến lâu dài.
D. Để tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào của đường lối kháng chiến chống Pháp được thể hiện rõ nét nhất trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh?
bởi Nguyễn Phương Khanh 18/01/2021
A. Toàn dân
B. Toàn diện
C. Trường kì
D. Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp lại bùng nổ đầu tiên ở các đô thị?
bởi Hoa Hong 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ từ 19-12-1946 do phía Việt Nam phát động có chứng tỏ Việt Nam là kẻ hiếu chiến hay không?
bởi An Nhiên 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là yếu tố tạo nên thời cơ ngàn năm có một trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
bởi nguyen bao anh 18/01/2021
A. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang
B. Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng
C. Quân Đồng minh đã tiến vào giải giáp quân đội Nhật
D. Đảng cộng sản Đông Dương đã có sự chuẩn bị chu đáo, nhân dân sẵn sàng hành động
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao các nước đế quốc lại có thể thống nhất với nhau trong vấn đề đàn áp cách mạng Việt Nam sau ngày 2-9-1945?
bởi Mai Đào 17/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là lý do khiến Trung Hoa Dân Quốc không phải là kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau ngày 2-9-1945?
bởi thuy linh 18/01/2021
A. Danh nghĩa của Trung Hoa Dân Quốc ở Việt Nam là quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật
B. Lợi ích chiến lược của Trung Hoa Dân Quốc không phải ở Việt Nam
C. Nội chiến Quốc - Cộng ở Trung Quốc sắp bùng nổ
D. Do Trung Hoa Dân Quốc chỉ muốn hạn chế ảnh hưởng của Mĩ ở Việt Nam
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tại sao cuộc bầu cử Quốc hội, bầu cử hội đổng nhân dân các cấp lại chỉ được tiến hành ở Bắc Bộ và Trung Bộ?
bởi Huong Giang 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh (chị) cuộc tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 có thể được xem là một cuộc đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt hay không?
bởi Nguyễn Hoài Thương 18/01/2021
A. Không. Vì không có sự đấu tranh quyền lực giữa các đảng phái chính trị
B. Không. Vì nhân dân Việt Nam đều tự nguyện tham gia tổng tuyển cử
C. Có. Vì đây là sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các đảng phái để nắm chính quyền
D. Có. Vì trình độ dân trí của nhân dân thấp; các thế lực thù địch liên tục phá hoại
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tinh thần nào của công cuộc giải quyết nạn dốt sau cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn được kế thừa và phát huy trong cuộc cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
bởi Tran Chau 17/01/2021
A. Xây dựng xã hội học tập
B. Đẩy mạnh đào tạo cán bộ cốt cán
C. Kết hợp học đi đôi với hành
D. Tập trung giáo dục theo mô hình phương Đông
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đâu không phải là điểm sáng tạo của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong việc giải quyết những khó khăn sau cách mạng tháng Tám?
bởi Anh Tuyet 18/01/2021
A. Nhanh chóng tiến hành tổng tuyển cử để tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền nhà nước
B. Giải quyết yêu cầu trước mắt của quần chúng để củng cố niềm tin vào chế độ
C. Phát động cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong cả nước để bảo vệ độc lập
D. Phân hóa kẻ thù, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguyên nhân chính chi phối sự thay đổi sách lược đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước và từ ngày 6-3-1946?
bởi Lê Nhật Minh 17/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Lý do nào khiến thực dân Pháp chấp nhận hòa hoãn với Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 6-3 đến trước ngày 19-12-1946?
bởi hi hi 18/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hiệu quả lớn nhất mà nguyên tắc tránh một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù cùng lúc đem lại cho Việt Nam đến trước ngày 19-12-1946 là gì?
bởi Bảo Anh 18/01/2021
A. Phân hóa, cô lập thành công các thế lực thù địch, tập trung vào chống Pháp
B. Loại bỏ được tất cả các thế lực ngoại xâm ra khỏi Việt Nam
C. Nâng cao vị thế của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế
D. Từng bước phá bỏ thế cô lập, buộc các nước phải công nhận nền độc lập
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B. Phong trào 1930-1931 Xô viết Nghệ Tĩnh.
C. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
D. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vai trò của đấu tranh ngoại giao thời kì 1945 – 1946 so với các thời kì khác như thế nào?
bởi Nguyễn Phương Khanh 17/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám 1945 và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương cho thấy
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 17/01/2021
A. Việt Nam luôn phải đấu tranh ở trong tình thế bị bao vây, cô lập.
B. Tinh thần đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của ba nước Đông Dương.
C. Thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định trong việc kết thúc chiến tranh.
D. Sự cấu kết của chủ nghĩa đế quốc để đàn áp cách mạng Việt Nam.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Âm mưu của thực dân Pháp khi ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 là để
bởi Nguyễn Anh Hưng 17/01/2021
A. Có thêm thời gian chuẩn bị các điều kiện xâm lược Việt Nam.
B. Thực hiện đúng các điều khoản trong hiệp ước Hoa - Pháp 1946.
C. Có điều kiện thuận lợi tiến hành giải pháp phát xít Nhật.
D. Giải quyết mối quan hệ Việt Pháp bằng con đường hoà bình.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cuộc đấu tranh với quân Trung Hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng năm 1945-1946 để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta hiện nay?
bởi Nguyễn Thủy 16/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sự kiện nào được xem là hiệu lệnh mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 của nhân dân ta?
bởi thuy linh 16/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nội dung nào không phải điều kiện khách quan thuận lợi của cách mạng Việt Nam sau ngày 2 - 9 - 1945?
bởi Bo Bo 16/01/2021
A. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển.
B. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao.
C. Sự đoàn kết chống phát xít của phe đồng minh.
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành.
Theo dõi (0) 1 Trả lời