Hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử 10 Bài 13 Việt Nam thời kì nguyên thủy giúp các em nắm vững kiến thức đã học.
-
Bài tập Thảo luận trang 71 SGK Lịch sử 10 Bài 13
Em hãy nhận xét về địa bàn sinh sống của Người tối cổ ở Việt Nam.
-
Bài tập Thảo luận 1 trang 72 SGK Lịch sử 10 Bài 13
Hãy cho biết những điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn.
-
Bài tập Thảo luận 2 trang 72 SGK Lịch sử 10 Bài 13
Những biểu hiện của “cách mạng đá mới” ở nước ta là gì?
-
Bài tập Thảo luận trang 73 SGK Lịch sử 10 Bài 13
Những điểm mới trong cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì? So sánh với cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 1 trang 73 SGK Lịch sử 10
Trình bày những giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thuỷ ở Việt Nam?
-
Bài tập 2 trang 73 SGK Lịch sử 10
Em có nhận xét gì về thời gian ra đời thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta?
-
Bài tập 3 trang 73 SGK Lịch sử 10
Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa gì đối với các bộ lạc sống trên đất nước ta cách đây khoảng 3000 - 4000 năm?
-
Bài tập 4 trang 73 SGK Lịch sử 10
Lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung: địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế.
-
Bài tập 1 trang 59 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
1. Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay
A. khoảng 30 – 40 vạn năm. C. khoảng 5 000 – 1 vạn năm.
B. khoảng 10-20 vạn năm. D. khoảng 7 000 – 1 vạn năm.
2. Để chế tác công cụ lao động, Người tối cổ đã sử dụng nguyên liệu chủ yếu là
A. sắt. B. đồng. C. gỗ. D. đá.
3. Người tối cổ sinh sống theo phương thức
A. sống tập trung trong các bản làng, do già làng đứng đầu.
B. sống theo từng nhóm gần sông, suối, do một người cao tuổi đứng đầu
C. từng gia đình nhỏ sống riêng rẽ trong các hang động gần nguồn nước.
D. sống thành từng bầy, lấy săn bắt và hái lượm làm nguồn sống chính.
4. Đặc điểm của công cụ do Người tối cổ chế tác là
A. công cụ bằng đá, ghè đẽo thô sơ.
B. công cụ bằng đá, được ghè đẽo cẩn thận.
C. công cụ bằng kim loại chiếm đa số.
D. công cụ chủ yếu được làm bằng tre, gỗ, xương, sừng.
5. Điểm khác biệt trong phương thức sinh hoạt của cư dân văn hoá Hoà Bình so với cư dân văn hoá Sơn Vi là
A. sống trong các thị tộc, bộ lạc.
B. sống trong các hang động, mái đá gần nguồn nước.
C. lấy hái lượm, sản bắt làm nguồn sổng chính.
D. bên cạnh hái lượm, săn bắt, còn biết trổng các loại rau, củ, cây ăn quả.
6. Những di tích được phát hiện ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hoà thuộc
A. văn hoá ốc Eo. C. văn hoá Sa Huỳnh.
B. văn hoá Hoà Bình. D. văn hoá Sơn Vi.
7. Trong di tích văn hoá khảo cổ học nào tìm thấy nhiều cục đồng, xỉ đồng?
A. Văn hoá Sa Huỳnh. C. Văn hoá Đồng Nai.
B. Văn hoá Phùng Nguyên. D. Văn hoá Hoa Lộc.
8. Nền văn hoá nào sau đây không thuộc thời đá mới?
A. Văn hoá Hoà Bình. C. Văn hoá Phùng Nguyên.
B. Văn hoá Sơn Vi. D. Văn hoá Bắc Sơn.
9. Những biểu hiện của cách mạng đá mới ở Việt Nam là
A. con người biết đến kĩ thuật mài, cưa, khoan đá và làm gốm, năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Phần lớn cư dân bước vào giai đoạn trồng lúa dùng cuốc đá. Dân số gia tăng, việc trao đổi giữa các thị tộc, bộ lạc được đẩy mạnh
B. sức kéo của trâu bò được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, năng suất .lao động không ngừng tăng lên
C. đổ gốm dẩn dần chiếm lĩnh, thay thế cho đồ đá
D. dân số gia tăng, địa bàn cư trú được mở rộng.
10. Cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm, biến chuyển lớn lao trong đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta là
A. các bộ lạc sống rải rác trên đất nước ta không ngừng cải tiến kĩ thuật chế tác đá, làm ra nhiều vật dụng phục vụ sinh hoạt và lao động.
B. trên cơ sở trình độ phát triển cao của kĩ thuật chế tác đá và làm gốm, con người thời kì này đã biết khai thác, sử dụng nguyên liệu đổng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ và các vật dụng trong cuộc sống. Nghề nông trồng lúa nước trở nên phổ biến.
C. đồ gốm dẩn dần chiếm lĩnh, thay thế cho đồ đá. Con người duy trì cuộc sống trong hang động để tránh thú dữ và cái rét.
D. dân số gia tăng, địa bàn cư trú được mở rộng ra nhiều địa phương trong cả nước. Săn bắn, hái lượm vấn là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho con người.
11. Sự giống nhau trong hoạt động kinh tế chính của cư dân Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Đồng Nai là
A. nghề chế tác đá tiếp tục hoàn thiện và phát triển.
B. trên cơ sở trình độ phát triển cao của kĩ thuật chế tác đá và làm gốm, con người thời kì này đã biết khai thác, sử dụng nguyên liệu đồng và thuật luyện kim để chế tạo công cụ và các vật dụng trong cuộc sống.
C. nghề nông trồng lúa nước trở nên phổ biến và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
D. săn bắn, hái lượm vẫn là nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu cho con người, bên cạnh đó, con người còn làm các nghề thủ công.
-
Bài tập 2 trang 61 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Hãy điền chữ Đ vào ô □ trước ý đúng hoặc chữ S vào □ trước ý sai.
□ Dấu tích của văn hoá sơ kì đá mới được tìm thấy ở Hoà Bình, Bắc Sơn và nhiều nơi khác trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay khoảng 6 000 – 12 000 năm.
□ Cư dân văn hoá Hoà Bỉnh, Bắc Sơn sống định.cư lâu dài trong các hang động, mái đá gần nguồn nước, hợp thành các thị tộc, bộ lạc.
□ Từ thời văn hoá Hoà Bình, nông nghiệp đă rất phát triển, đặc biệt là nghễ nông trồng lúa nước.
□ Người Hoà Bình, Bắc Sơn đã biết đến kĩ thuật mài trong chế tác công cụ đá.
□ Người Hoà Bình lấy săn bắt, hái lượm làm nguồn sống chính.
□ Cư dân Bắc Sơn biết làm gốm trước tiên. Họ nhào đất sét với cát để làm gốm không bị rạn nứt.
□ Ngoài săn bắt, hái lượm, cư dân Hoà Bình đã biết đến nông nghiệp trồng rau, củ.
□ Văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn được coi là đặc trưng cho thời sơ kỉ đá mới ở nước ta.
□ Di tích của văn hoá Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn.
□ Cuộc sống vật chất và tinh thần của cư dân Hoà Bình, Bắc Sơn từng bước được nâng cao hơn so với các giai đoạn trước đó.
-
Bài tập 3 trang 61 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Em hãy kể tên một vài địa danh phát hiện được dấu tích của Người tinh khôn.
-
Bài tập 4 trang 62 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Hãy nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
-
Bài tập 5 trang 62 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Ở Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi nào cho người nguyên thuỷ tồn tại và phát triển?
-
Bài tập 6 trang 62 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Mở đầu thời đại đồ đồng ở Việt Nam là chủ nhân của nền văn hoá nào? Nêu những nét khái quát về cuộc sống của họ.
-
Bài tập 7 trang 63 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Việc sử dụng nguyên liệu đồng và biết đến thuật luyện kim của các bộ lạc trên đất nước ta cách ngày nay khoảng 3000 – 4000 năm có ý nghĩa như thế nào?
-
Bài tập 8 trang 63 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Hoạt động kinh tế của cư dân Phùng Nguyên có điểm gì giống và khác so với cư dân văn hoá Hoà Bình?
-
Bài tập 9 trang 64 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Tại sao nói cư dân văn hoá Hoà Bình đã biết đến nông nghiệp sơ khai?
-
Bài tập 10 trang 64 SBT Lịch sử 10 Bài 13
Theo em, khi nào xã hội nguyên thuỷ bắt đẩu có sự chuyển biến sang thời đại mới? Tại sao?