Giải bài 2 tr 95 sách GK Sử lớp 10
Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý, Trần, Lê.
Hướng dẫn giải chi tiết
- Thủ công nghiệp có điều kiện phát triển nhanh chóng do nhu cầu trong nước ngày càng tăng lên. Trong nhân dân, các nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển. Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Chuông đồng, tượng Phật xuất hiện ở khắp các chùa chiền. Đỗ gốm tráng men ngọc, men xanh độc đáo, in hình người, hình thú, hoa lá... được đem trao đổi ở nhiều nơi. Người thợ gốm còn sản xuất các loại gạch có trang trí hoa, rồng để phục vụ việc xây dựng cung điện, chùa chiền. Các nghề chạm khắc đá, làm đồ trang sức bằng vàng bạc, làm giấy các loại, nhuộm vải đều phát triển.
- Một số làng chuyên làm nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương), Huê Cầu (Hưng Yên) v.v... Tuy nhiên, nhân dân ở đây vẫn làm nông nghiệp.
- Các triều Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ đều thành lập các xưởng thủ công (quan xưởng) chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, quý tộc hoặc góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự. Đầu thế kỉ XV, các thợ quan xưởng dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo được súng thần cơ (súng lớn) và đóng được thuyền chiến có lầu. Thời Lê sơ, quan xưởng được mở rộng.
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 95 SGK Lịch sử 10
Bài tập 3 trang 95 SGK Lịch sử 10
Bài tập Thảo luận 1 trang 92 SGK Lịch sử 10 Bài 18
Bài tập Thảo luận 2 trang 92 SGK Lịch sử 10 Bài 18
Bài tập Thảo luận 1 trang 93 SGK Lịch sử 10 Bài 18
Bài tập Thảo luận 2 trang 93 SGK Lịch sử 10 Bài 18
Bài tập Thảo luận trang 94 SGK Lịch sử 10 Bài 18
Bài tập 1 trang 84 SBT Lịch sử 10 Bài 18
Bài tập 2 trang 87 SBT Lịch sử 10 Bài 18
Bài tập 3 trang 87 SBT Lịch sử 10 Bài 18
-
Xưởng thủ công có vai rò gì khi được thành lập ở tất cả các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê?
bởi My Le 13/01/2021
A. Sản xuất đồ gồm tráng men có chất lượng cao
B. Đúc chuông đồng, tượng Phật cho các ngôi chùa.
C. Làm đồ trang sức vàng, bạc, làm giấy các loại.
D. Đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo cho vua quan, quý tộc.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thủ công nghiệp của Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành mấy bộ phận?
bởi Nguyễn Minh Minh 13/01/2021
A. hai
B. ba
C. bốn
D. một
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo lời của Thái hậu Linh Nhân, vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu: “kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp, … Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”. (Đại Việt sử kí toàn thư).
bởi Huy Tâm 13/01/2021
Đoạn trích trên thể hiện điều gì trong chính sách phát triển nông nghiệp của triều Lý?
A. Sự quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.
B. Tạo động lực cho nhân dân tăng gia sản xuất.
C. Cung cấp thêm trâu cho một số gia đình nghèo.
D. Cung cấp phân bón cho cây trồng tốt tươi.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sau khi giành được độc lập vào thế kỉ X, nhân dân cả nước từ miền xuôi đến miền ngược đã ra sức làm gì để phát triển nông nghiệp?
bởi Nguyễn Trà Long 13/01/2021
A. xây dựng các công trình thủy lợi.
B. áp dụng kĩ thuật canh tác mới.
C. khai thác đất hoang, mở rộng ruộng đồng.
D. sản xuất nhiều mặt hàng đem bán.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một trong những cơ sở chủ yếu nào xây dựng nên quan hệ giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc?
bởi Hoa Hong 12/01/2021
A. Học tập từ cách tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc.
B. Tuân thủ lệ “sách phong – triều cống”.
C. Tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm.
D. Thiết lập mối quan hệ mỗi bên “đều chủ một phương”.
Theo dõi (0) 1 Trả lời