OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại


Sau đây mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo bài Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại. Bài giảng đã được soạn khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời có các bài tập minh họa có lời giải chi tiết giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức trọng tâm của bài.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

a) Cơ sở hình thành

*Điều kiện tự nhiên

Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành trên các bán đảo Nam Âu. Điều kiện tự nhiên ở đây tạo ra nhiều thuận lợi song cũng đặt ra không ít khó khăn đối với các cư dân thời cổ đại.

* Dân cư và xã hội

- Người Mi-nô-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Crét ở phía nam Hy Lạp từ khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN. Từ khoảng đầu đến cuối thiên niên kỉ II TCN, nhiều tộc người khác như: A-kê-an, Đô-ri-an,... từ phía bắc đã di cư xuống vùng miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ ra nhiều vùng quanh Địa Trung Hải.

Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-ta-li-ốt (người La-tinh) là những cư dân chủ yếu xây dựng nên thành bang đầu tiên - La Mã. Ngoài ra, người Ê-tơ-ru-xcơ từ Tiểu Á, người Hy Lạp,... cũng lần lượt đến sinh sống ở đây.

Trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân,...

* Kinh tế

Ngành kính tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là thủ công nghiệ thương nghiệp. Ngoài ra, nông nghiệp cũng có vai trò nhất định ở La Mã kinh tế điển trang trong nông nghiệp cũng khá phát triển.

* Chính trị

Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. Trong các thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hoà đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Ma-xê-đô-ni-a chỉnh phục.

Khoảng giữa thế kỉ VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập. Thời kì đầu (khoảng từ năm 753 đến năm 510 TCN), bộ máy quản lí của nhà nước này bao gồm: Vua, Viện Nguyên lão, Đại hội công dân. Sau nhiều cuộc cải cách và đấu tranh chính trị, chế độ cộng hoà được thiết lập và duy trì ở La Mã cho đến cuối thế kỉ ITCN. Từ năm 27 TCN, thời kì để chế bắt đầu, đứng đầu là hoàng đế, kéo dài cho đến cuối thế kỉ V, khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.

* Sự tiếp thu các thành tựu của văn minh phương Đông

Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã tiếp thu nhiều thành tựu của văn minh phương Đông trên các lĩnh vực như: kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ, tín ngưỡng, tôn giáo,...

b) Thành tựu cơ bản

* Chữ viết

Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng bảng chữ cái ghỉ âm của mình từ khoảng thế kỉ IX - VII TCN. Đến khoảng cuối thế kỉ IV TCN, bảng chữ cái Hy Lạp được hoàn thiện với 24 chữ cái.

Người La Mã đã dựa trên cơ sở chữ viết Hy Lạp để xây dựng một loại chữ mà ngày nay được gọi là chữ La-tinh. Chữ La-tinh ban đầu được sử dụng để ghi tiếng La-tinh, về sau còn được dùng để ghỉ nhiều ngôn ngữ khác. Đến nay, chữ La-tinh là loại văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

Hệ thống chữ số La Mã mà ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng cũng là một cống hiến lớn của người La Mã cổ đại.

* Văn học

Nền văn học đồ sộ của Hy Lạp và La Mã cổ đại đã đặt nền móng cho văn học phương Tây. Các tác phẩm văn học không chỉ là sáng tác nghệ thuật quý giá, mà còn là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của hai nền văn minh này.

Nguồn cảm hứng và để tài phong phú của văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại bắt nguồn từ thần thoại. Đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại là hai bộ sử thi Fli-át và Ô-đi-xê của Hô-me. Bên cạnh đó, thơ, văn xuôi và kịch cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

* Kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ

Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đạt được những thành tựu rực rỡ trên cả ba lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc và hội hoạ. Nghệ thuật của Hy Lạp - La Mã cổ đại đã ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật phương Tây sau này.

* Khoa học, kĩ thuật

Người Hy Lạp - La Mã cổ đại đã có những cống hiến vĩ đại về khoa học, kĩ thuật.

Người Hy Lạp - La Mã cổ đại cũng biết ứng dụng những hiểu biết khoa học vào thực tiễn cuộc sống như: chế tạo bê tông, sử dụng hệ thống đòn bẩy, chế tạo máy bắn đá, máy bắn tên, máy bơm nước,...

Những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - Lã Mã cổ đại có ý nghĩa rất to lớn, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới trong những giai đoạn tiếp theo.

* Tư tưởng

Hy Lạp và La Mã cổ đại là quê hương của triết học phương Tây. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; đặt nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tr thức của phương Tầy thời cận và hiện đại.

* Tôn giáo

Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thờ đa thần. Họ thường xuyên hiến tế, cầu nguyện và tổ chức lễ hội để tôn vinh các vị thần. Các vị thần của Hy Lạp - La Mã cổ đại được mô tả với hình đáng, tính cách giống với con người.

Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía Đông của đế quốc La Mã. Cơ Đốc giáo ra đời trong bối cảnh các cuộc đấu tranh của nô lệ, dân nghèo bị chính quyển La Mã đàn áp.

* Thể thao

Thể thao có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong đời sống, lễ hội và văn hoá Hy Lạp - La Mã cổ đại. Nhiều sự kiện và môn thể thao của Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao của nhân loại ngày nay.

1.2. Văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng

a) Bối cảnh lịch sử

Thời kì Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) được gọi theo tên của phong trào Văn hoá Phục hưng ~ một trào lưu văn hoá của Tây Âu trên cơ sở phục hưng những thành tựu và giá trị của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

Phong trào Văn hoá Phục hưng ra đời trong bối cảnh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu.

Thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội Cơ Đốc lũng đoạn nền văn hoá, tư tưởng là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới.

Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nến văn hoá mới phù hợp với họ. Trong bối cảnh ấy, họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

Bên cạnh đó, phong trào Văn hoá Phục hưng ra đời trong bối cảnh mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội,... Phong trào Văn hoá Phục hưng diễn ra đầu tiên ở I-ta-li-a, nơi vốn là quê hương của nền văn minh La Mã, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá từ thời cổ đại. Từ I-ta-li-a, phong trào Văn hoá Phục hưng lan sang các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức,...

* Văn học

Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, nghệ thuật với sự nở rộ của các tài năng. Văn học của thời kì Phục hưng đạt nhiều thành tựu trên cả ba lĩnh vực là thơ, tiểu thuyết và kịch.

* Hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc

Những thành tựu về hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc thời kì Phục hưng bắt đầu từ I-ta-li-a và lan rộng ra khắp châu Âu. Đến thế kỉ XV - XVI, nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh hoạ và nhà điêu khắc, trong đó tiêu biểu nhất là: Lê-ô-na đờ Vanh-xi với các bức tranh: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa,.. Mi-ken-lăng-giơ với các tác phẩm Tượng Đa-vít, Tượng Đức Mẹ sẩu bi,.. Ra-pha-en với bức Đức Mẹ Sí-tin, Trường học A-ten,...

Trong kiến trúc, phong cách Phục hưng chú trọng yếu tố hình học, tính đối xứng, tỉ lệ. Các công trình kiến trúc tiêu biểu là Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, Nhà thờ Thánh Pi-tơ (ở Va-ti-căng),....

* Khoa học, kĩ thuật

Khoa học, kĩ thuật Tây Âu thời kì này đạt được nhiều thành tựu, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chỉ phối của thần học.

Thời kì Phục hưng, văn minh Tây Âu có nhiều tiến bộ về kĩ thuật, đặc biệt là trong các ngành đệt, khai mỏ, luyện kim, đóng tàu, chế tạo vũ khí,... và chế tạo được một số máy móc, sử dụng sức nước trong nhiều ngành sản xuất.

* Tư tưởng

Khoa học, kĩ thuật thời Phục hưng đã tạo tiển để cho sự phát triển của tư tưởng, đặc biệt triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ,....

Những chuyển biến trên phương diện tư tưởng đã có tác động to lớn tới tình hình chính trị, xã hội, tạo tiển để cho các cuộc cách mạng xã hội ở châu Âu và đặt nến tảng cho những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các thời đại tiếp theo.

Thành tựu của Văn hoá Phục hưng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với văn minh Tây Âu và nhân loại. Các nhà Văn hoá Phục hưng đã lên án gay gắt Giáo hội Cơ Đốc giáo lũng đoạn, chĩa mũi nhọn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát đương thời, để cao giá trị con người và quyền tự đo cá nhân, để cao tỉnh thần dân tộc,...

Văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tử tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Từ năm 1896 đến nay, cứ bốn năm một lần, Thế vận hội Olympic được tổ chức tại các quốc gia khác nhau. Đây không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự bình đẳng, đoàn kết giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Em có biết ngay từ thời cổ đại, Ô-lim-píc đã được tổ chức 4 năm 1 lần tại đền thờ thần Dớt. Ngoài sự kiện này, em có thể kể thêm một số ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại?

Hướng dẫn giải

Ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng đềnParthenon nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.

Câu 2: Hãy phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào văn hóa Phục hưng.

Hướng dẫn giải

Phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào văn hóa Phục hưng:

+ Phong trào Phục hưng ra đời trong bối cảnh quan hệ sản xuất TBCN hình thành ở các nước Tây Âu. Thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội cơ đốc lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới. Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

+ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội.

ADMICRO

 Luyện tập Bài 6 Lịch sử 10 KNTT

Sau bài học này, giúp các em học sinh:

- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.

- Phân tích được cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Tây.

- Biết cách sưu tầm và sử dụng tài sử để tìm hiểu về các nến văn minh phương Tây.

- Biết trân trọng giá trị, có nhận thức và hành động góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các đi sản, giá trị văn minh nhân loại.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Lịch sử 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Lịch sử 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Kết nối tri thức Chủ đề 3 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải câu hỏi trang 50 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 54 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 55 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 57 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 57 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 57 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 3 trang 57 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 57 SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 1 trang 36 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 2 trang 37 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 3 trang 37 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 4 trang 37 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 5 trang 38 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 6 trang 38 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 7 trang 38 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải Bài tập 8 trang 38 SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 6 Lịch sử 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247

NONE
OFF