Bài Sử học với các lĩnh vực khoa học khác Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo HỌC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về vai trò của các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ đối với môn Lịch sử,...giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sử học-môn khoa học mang tính liên ngành
- Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Sử học sử dụng tri thức từ các ngành khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện, hiệu quả, khoa học về con người và xã hội loài người.
Tranh minh họa quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người
1.2. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác
- Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác (Xã hội học, Đô thị học, Địa lí học, Kinh tế học, Lịch pháp học, Cổ tiền học, Địa danh học, Văn học, Nghệ thuật học, Văn hoá học,...) đều lấy xã hội loài người làm đối tượng nghiên cứu nhưng mỗi khoa học chỉ nghiên cứu mộtlĩnh vực nhất định. Trong quá trình hình thành và phát triển, Sử học với các ngành khoa học xã và nhân văn khác luôn th: n hệ mật thiết với nhau.
- Sử học cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác về bối cảnh hình thành, phát triển; xác định rõ những nhân tố (chủ quan và khách quan) tác động đến quá trình hình thành, phát triển; dự báo xu hướng vận động phát triển cho các ngành khoa học này.
- Các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có thể hỗ trợ khoa học lịch sử trên các phương diện tri thức, kết quả nghiên cứu,... thành tựu của mỗi ngành khoa học xã hội và nhân văn khác tạo điều kiện, phương tiện, phương pháp,... giúp cho khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.
Công cụ đá ghè một mặt và rìu tay Gò Đá (An Khê, Gi Lai)
1.3. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
a) Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Sử học hỗ trợ các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ trong nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật, hiện tượng theo quy luật lịch sử. Cụ thể là:
- Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và dự báo sự vận động phát triển, phục vụ cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ chủ động trong hoạt động xây dựng và phát triển.
- Xác định không gian, bối cảnh lịch sử qua các thời kì, giúp cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ hiểu rõ bản chất của sự hình thành và phát triển, xác định đúng vị trí vai trò của chúng trong quá trình phát tt
- Phục dựng lịch sử phát triển các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ, từ đó rút ra đặc điểm, bài học kinh nghiệm, lí giải nguyên nhân thành công và thất bại, làm cơ sở cho những đề xuất phát triển trong tương lai.
b) Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với sử học
- Các ngành khoa học tự nhiên (Sinh học, Hoá học, Vật lí,...) và công nghệ tuỳ theo đối tượng và kết quả nghiên cứu của mình sẽ cung cấp những tri thức, kĩ thuật và phương pháp tiếp cận mang tính liên ngành cho Sử học để nghiên cứu về con người và xã hội loài người. Khoa học công nghệ giúp nhận ra được sự sáng tạo của con người trong quá trình vận động phát triển xã hội.
- Thành tựu phát triển khoa học tự nhiên và công nghệ giúp Sử học làm sáng tỏ quá trình phát sinh, phát triển và những tác động, hệ quả, ý nghĩa của các khoa học trong sự tiến bộ của văn minh nhân loại, nhờ đó Sử học thực hiện chức năng, nhiệm vụ xã hội của mình.
Bàn tính gẩy truyền thống
Bài tập minh họa
Câu 1: Sử học hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn như thế nào? Vì sao Sử học có khả năng hỗ trợ như vậy?
Hướng dẫn giải
* Sử học hỗ trợ một cách tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn:
- Cung cấp thông tin cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn về bối cảnh hình thành, phát triển.
- Xác định những nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển.
- Dự báo xu hướng vận động phát triển cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn.
* Sử học có khả năng hỗ trợ như vậy vì:
- Đều có chung đối tượng nghiên cứu là xã hội loài người, nhưng mỗi ngành lại nghiên cứu một lĩnh vực riêng.
- Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Câu 2: Sử học có vai trò như thế nào đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
Hướng dẫn giải
Sử học có vai trò hỗ trợ đắc lực cho các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ:
- Cung cấp thông tin và dự báo sự vận động phát triển cho các ngành KHTN trong hoạt động xây dựng và phát triển.
- Xác định chính xác bối cảnh lịch sử, giúp các ngành KHTN xác định vị trí vai trò của chúng trong quá trình phát triển.
- Phục dựng lịch sử phát triển từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, thành công và thất bại, làm cơ sở cho những đề xuất phát triển trong tương lai.
Luyện tập Bài 3 Lịch sử 10 CTST
Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:
- Giải thích được Sử học là môn khoa học liên ngành (kết hợp phương pháp, trí thức từ các ngành nghiên cứu khác nhau), có mối liên hệ qua lại với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với công tác nghiên cứu lịch sử (cung cấp trï thức, công nghệ, kĩ thuật,..) và sự hỗ trợ của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ (cung cấp thông tin, bối cảnh lịch sử, lịch sử phát triển ngành,...).
3.1. Trắc nghiệm Bài 3 Lịch sử 10 CTST
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Sử học là
- A. liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
- B. có đối tượng nghiên cứu rộng.
- C. Nghiên cứu lịch sử của tất cả các ngành khoa học khác.
- D. ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
-
- A. Phương pháp mô tả
- B. Phương pháp nghiên cứu khoa học
- C. Thu thập và xử lý số liệu
- D. Phương pháp thống kê
-
- A. Phương pháp đo đồng vị phóng xạ
- B. Phương pháp di chuyển đồng vị phóng xạ
- C. Phương pháp thống kê
- D. Phương pháp liệt kê
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 3 Lịch sử 10 CTST
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo Chương 1 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi mục I trang 15 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi 1 mục II trang 16 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi 2 mục II trang 16 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục III.1 trang 16 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Câu hỏi mục III.2 trang 17 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Luyện tập trang 17 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Vận dụng trang 17 SGK Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 1 trang 13 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 2 trang 13 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 3 trang 13 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 4 trang 14 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 5 trang 15 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 6 trang 15 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Giải Câu 7 trang 16 SBT Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo - CTST
Hỏi đáp Bài 3 Lịch sử 10 CTST
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247