Để giúp các em học tập hiệu quả môn Lịch sử 10, đội ngũ HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài Tri thức lịch sử và cuộc sống. Bài giảng gồm kiến thức cần nhớ về vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử, sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử... giúp các em dễ dàng học tập và nắm vững kiến thức trọng tâm của bài. Mời các em cùng tham khảo.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
- Tri thức lịch sử là những hiều biết của con người về các lĩnh vực liên quan đên lịch sử, thông qua quá trình trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm. Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đôi với cá nhân và xã hội.
Sơ đồ vai trò của tri thức lịch sử
- Tri thức lịch sử cũng có ý nghĩa quan trọng, giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguôn, về bản sắc của cá nhân và cộng. đồng trong mọi thời đại. Hiệu biết về cội nguôn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sông trong một thế giới đa dạng.
- Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
- Trên cơ sở những hiểu biết đúng và đầy đủ. về quá trình lịch sử, trí thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
1.2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
a) Sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời
- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng trí thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,.. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai,...
- Cùng với tìm hiểu trí thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội; tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề. nghiệt
Tìm hiểu trang phục truyền thống của các nước ASEAN tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (2020)
b) Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để làm giàu tri thức lịch sử
Để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử, cần dựa vào các nguồn sử liệu từ quá khứ. Sử liệu đóng vai trò là câu nôi giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử. Thu thập, xử lí thông tin và sử liệu là những khâu quan trọng trong nghiên cứu cũng như học tập, tìm hiệu lịch sử.
Bảng thu thập, xử lí thông tin và sử liệu
Quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu
c) Kết nói kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
- Sử dụng tri thức lịch sử, thông qua tri thức lịch sử sẽ giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đẻ thực tiễn cuộc sống hiện nay.
- Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời _sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.
- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những. vấn đề đương đại không thẻ tách rời trí thức lịch sử liên quan trong quá khứ. Kết nôi kiên thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.
- Tri thức lịch sử có giá trị lớn đối với mỗi cá nhân và xã hội, có mới liên hệ chặt chẽ với nhiều lĩnh vực của cuộc sống, như chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo đục, môi trường,... Nhiêu nhà chính trị, nhà văn hoá nôi tiêng, như Xi-xê- rông (La Mã cô đại), Lo Ác- k2 (I-ta-li-a), Gioóc-giơ Ô-oen (Anh), Các Mác (Đức), Hồ Chí Minh (Việt Nam),... khẳng định sự cần thiết phải đưa kiến thức lịch sử vào cuộc sống.
Bài tập minh họa
Câu 1: Hãy nêu cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử
Hướng dẫn giải
Cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử:
- B1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- B2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- B3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.
- B4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,…
Câu 2: Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa thế nào đối với cá nhân và xã hội
Hướng dẫn giải
Nội dung |
Cá nhân |
Xã hội |
Vai trò |
- Trang bị những hiểu biết quá khứ - Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng |
- Trang bị những hiểu biết quá khứ - Cơ sở để cá cộng đồng cùng chung sống và phát triển |
Ý nghĩa |
- Nhận thức về cội nguồn, bản sắc của cá nhân và cộng đồng - Đúc kết, vận dụng thành công hoặc tránh lặp lại sai lầm từ quá khứ |
- Tồn tại, giữ gìn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng - Chung sống trong thế giới đa dạng - Thấy và hiểu chiều hướng vận động, phát triển của hiện đại |
Luyện tập Bài 2 Lịch sử 10 CD
Sau bài học này, giúp các em:
- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đôi với đời sông của cá nhân và xã hội hiện đại.
- Giải thích được sự cân thiết phải học tập lịch sử suốt đời.
- Biết sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử.
- Vận dụng được kiến thức, bài học lịch sử đã học ¡ thích những vấn đề thời sự trong nước và thế giới, những vấn đỀ trong thực tiễn cuộc sống.
- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tùm hiểu lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và thế giới.
3.1. Trắc nghiệm Bài 2 Lịch sử 10 CD
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Bắc Bộ.
- B. Nam Bộ.
- C. Bắc Trung Bộ.
- D. Nam Trung Bộ.
-
- A. Văn hóa Sa Huỳnh.
- B. Văn hóa Phùng Nguyên.
- C. Văn hóa Óc Eo.
- D. Văn hóa Đông Sơn.
-
- A. Giáp biển, có nhiều cảng biển.
- B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- C. Đất đai canh tác giàu phù sa.
- D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 2 Lịch sử 10 CD
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 10 Cánh diều Chủ đề 1 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Câu hỏi mục 1 trang 14 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi mục 2.1 trang 15 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi mục 2.2 trang 16 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD
Câu hỏi mục 2.3 trang 17 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD
Luyện tập trang 17 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD
Vận dụng 1 trang 17 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD
Vận dụng 2 trang 17 SGK Lịch sử 10 Cánh diều - CD
Hỏi đáp Bài 2 Lịch sử 10 CD
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Lịch Sử 10 HỌC247