OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Ôn tập chủ đề 3: Khối lượng riêng, áp suất và moment lực


Mời các em cùng HOC247 tham khảo nội dung Ôn tập chủ đề 3: Khối lượng riêng, áp suất và moment lực trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo để củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng giải các dạng bài tập về khối lượng riêng, áp suất và moment lực. Nội dung chi tiết các em tham khảo bài giảng dưới đây!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khối lượng riêng

a. Khối lượng riêng

– Khối lượng riêng D của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

* Công thức tính khối lượng riêng:

\(D = \frac{m}{V}\)

 Trong đó, m là khối lượng chất có thể tích V.

– Đơn vị khối lượng riêng thường dùng là kg/m3, g/cm3 (g/mL).

b. Định luật Archimedes

FA = d x V

– Vật nổi: FA > PV hay DO > DV

– Vật chìm: FA  < PV hay DO V

1.2. Áp suất

 Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực lên một đơn vị diện tích bề mặt bị ép.

\(p = \frac{F}{S}\)

- Các đơn vị áp suất thông dụng là N/m2 (Pa).

 

a. Áp suất trong chất lỏng

- Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

- Ứng dụng: tàu ngầm, máy thủy lực,...

b. Áp suất trong chất khí

- Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển. 

- Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi hướng.

- Ứng dụng: giác mút, bình xịt, tàu đệm khí,...

1.3. Moment lực

 Đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

a. Moment lực

- Tác dụng làm quay của lực lên một vật quanh một điểm hoặc một trục được đặc trưng bằng moment lực.

- Moment lực phụ thuộc vào hai yếu tố: lực và cánh tay đòn.

b. Đòn bẩy

Đòn bẩy là một thanh cứng có thể quay quanh một trục xác định gọi là điểm tựa.

- Ứng dụng: Biến đổi lực theo hướng có lợi cho con người.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Một vật có khối lượng 0,42kg, khối lượng riêng D = 10,5 g/cm3 được nhúng hoàn toàn trong nước. Tìm lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3.

 

Hướng dẫn giải

Thể tích của vật xác định từ công thức: V = mD

Với m = 0,42kg = 420g

=> \(V{\rm{ }} = \;\frac{{420}}{{10,5}}\; = {\rm{ }}40{\rm{ }}(c{m^3}){\rm{ }}\) 

= 0,00004 (m3

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật:

      F= d.V = 0,00004.10000 = 0,4N

 

Ví dụ 2: Một đòn bẩy như trên hình vẽ. Ban đầu lực F2 tác dụng vào điểm O2 thì ở O1 xuất hiện lực Fcó độ lớn 400N. Nếu dịch điểm đặt lực F2 vào điểm O3 (OO2 = O2O3) thì độ lớn lực F1 là:

A. 200N

B. 100N

C. 800N

D. 1600N

 

Hướng dẫn giải

- Ta có OO3 = 2.OO2

- Áp dụng công thức đòn bẩy:

\(\begin{array}{l}
\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}}\\
 \Rightarrow {F_1} = {F_2}.\frac{{{l_2}}}{{{l_1}}}
\end{array}\)

- Chiều dài cánh tay đòn tăng lên 2 lần thì lực F1 tăng lên 2 lần.

- Độ lớn lực F1 lúc này là: 400.2 = 800 (N)

Đáp án C

ADMICRO

Luyện tập Ôn tập chủ đề 3 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

- Lực đẩy archimades.

- Ứng dụng của áp suất.

- Ứng dụng của đòn bẩy

3.1. Trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 3 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Ôn tập chủ đề 3 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Ôn tập chủ đề 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Ôn tập chủ đề 3 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF