Hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 9 Base, thang pH môn Khoa học tự nhiên 8 giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt?
-
Hoạt động trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Tìm hiểu khái niệm base
Bảng 9.1. Tên một số base thông dụng, công thức hoá học và dạng tồn tại của base trong dung dịch
Tên base
Công thức hoá học
Dạng tồn tại của base trong dung dịch
Cation kim loại
Anion
Sodium hydroxide
NaOH
Na+
OH−
Barium hydroxide
Ba(OH)2
Ba2+
OH−
Quan sát Bảng 9.1 và thực hiện các yêu cầu:
1. Công thức hoá học của các base có đặc điểm gì giống nhau?
2. Các dung dịch base có đặc điểm gì chung?
3. Thảo luận nhóm và đề xuất khái niệm về base.
4. Em hãy nhận xét về cách gọi tên base và đọc tên base Ca(OH)2.
-
Giải Câu hỏi trang 40 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Dựa vào bảng tính tan dưới đây, hãy cho biết những base nào là base không tan và những base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng.
-
Hoạt động trang 40 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Tính chất hoá học của base
Chuẩn bị: Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein; ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành:
Thí nghiệm 1: Nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch NaOH vào mẩu giấy quỳ tím.
Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm khoảng 1 mL dung dịch NaOH loãng, sau đó nhỏ vào ống nghiệm 2 – 3 giọt dung dịch phenolphthalein. Dùng ống hút nhỏ giọt nhỏ từ từ dung dịch HCl vào hỗn hợp, vừa nhỏ vừa lắc (Hình 9.1).
Quan sát hiện tượng và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein) như thế nào?
2. Nêu hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm 2 và rút ra nhận xét.
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải Câu hỏi 1 trang 41 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.
-
Giải Câu hỏi 2 trang 41 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết rằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột.
Trả lời:
Tác dụng của vôi bột là khử chua cho đất. Khi bón vôi bột lên ruộng, vôi bột tác dụng với nước tạo thành Ca(OH)2.
Ca(OH)2 tác dụng với acid có trong đất, khử chua cho đất.
-
Hoạt động trang 42 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Xác định pH của một số dung dịch bằng giấy pH
Chuẩn bị: Các cốc đã được dán nhãn: nước lọc, nước chanh, nước ngọt có gas, nước rửa bát, giấm ăn, dung dịch baking soda, giấy pH; ống hút nhỏ giọt, đĩa thuỷ tinh.
Tiến hành:
- Cho 6 mẩu giấy pH dài khoảng 1 cm lên đĩa thuỷ tinh.
- Nhỏ lên mỗi mẩu giấy pH một loại dung dịch đã chuẩn bị ở trên.
- So sánh màu thu được trên các mẩu giấy pH với bảng màu dãy pH chuẩn và ghi giá trị pH.
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Đọc giá trị pH của từng dung dịch và cho biết dung dịch nào có tính acid, dung dịch nào có tính base.
2. Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là gì?
-
Giải Câu hỏi 1 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không.
-
Giải Câu hỏi 2 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hãy tìm hiểu và cho biết giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất. Nếu giá trị pH của máu và của dịch vị dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người như thế nào?