OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 29: Sự nở vì nhiệt


Để tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí, công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt, HOC247 mời các em HS cùng đến với nội dung tóm tắt lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 29: Sự nở vì nhiệt môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Thí nghiệm mô tả ở Hình 29.1 được sử dụng để tìm hiểu sự nở vì nhiệt của các chất rắn khác nhau.

 

- Ba thanh nhôm, đồng, sắt được sử dụng trong thí nghiệm.

- Các thanh được đặt trong khay đựng cồn để đảm bảo tăng nhiệt độ đồng đều.

- Bộ phận ghi độ dãn nở của các thanh được sử dụng để ghi lại sự thay đổi kích thước của các thanh khi tăng nhiệt độ.

- Khi đốt cồn trong khay, các kim chỉ thị quay. Kim ứng với thanh nhôm quay nhiều nhất, kim ứng với thanh sắt quay ít nhất.

- Khi tắt đèn cồn, các kim chỉ thị dẫn quay trở lại vị trí ban đầu.

- Nhận xét: Các chất rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

1.2. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên

- Chất lỏng co lại khi lạnh

- Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

1.3. Sự nở vì nhiệt của chất khí

 

1.4. Công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt

a. Công dụng

- Sự nở vì nhiệt của các chất có nhiều công dụng. Sau đây là một số ví dụ:

- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng, chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại nhiệt kế khác nhau.

- Sự nở vì nhiệt của chất khí được dùng vào việc chế tạo các loại khinh khí cầu.

b. Tác hại

- Sự nở vì nhiệt cũng có thể có tác hại với thiên nhiên và cuộc sống của con người. Sau đây là một số ví dụ:

- Sự nở vì nhiệt là một trong những nguyên nhân làm cho mực nước biển dâng lên, dẫn đến thu hẹp đất ở những vùng ven biển, tăng sự xâm nhập mặn vào những vùng đất còn lại,... ảnh hưởng không những đến thiên nhiên mà đến cả cuộc sống của con người.

- Sự nở vì nhiệt của chất rắn có thể tạo ra lực có cường độ cực mạnh đủ sức làm biến dạng đường sắt, đường ống dẫn nước, dẫn khí,... có thể gây ra tai nạn nguy hiểm.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:

A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.

B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.

C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông.

 

Hướng dẫn giải

Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.

 

Bài 2. Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?

A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.

B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.

C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.

D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra.

 

Hướng dẫn giải

Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra ⇒ quả bóng bị phồng lên.

ADMICRO

Luyện tập Bài 29 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt.

- Vận dụng kiến thức về sự nở vì nhiệt, giải thích một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

3.1. Trắc nghiệm Bài 29 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 29 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 1 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động 2 trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 120 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 Phần III trang 120 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 Phần III trang 120 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 Phần III trang 121 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 Phần IV trang 121 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 Phần IV trang 121 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Em có thể 1 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Em có thể 2 trang 122 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 29 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF