OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 8 KNTT Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng


Đòn bẩy là một công cụ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, để hiểu rõ hơn về tác dụng của đòn bẩy; các loại đòn bẩy; ứng dụng của đòn bẩy, mời các em cùng HOC247 đến với nội dung lý thuyết và bài tập minh hoạ Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tác dụng của đòn bẩy

 Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về lực.

 

- Trục quay của đòn bẩy luôn đi qua một điểm tựa O, và khoảng cách từ giá của lực tác dụng tới điểm tựa gọi là cánh tay đòn.

Thí nghiệm

- Chuẩn bị:

+ Thanh nhựa cứng có lỗ cách đều, giá thí nghiệm, lực kế, các quả nặng có móc treo.

- Tiến hành:

+ Sử dụng lực kế để tác dụng lực vào đòn bẩy AB và nâng quả nặng.

+ Thay đổi cánh tay đòn bằng cách móc lực kế vào các vị trí khác nhau, đọc giá trị của lực kế khi nâng được các quả nặng để thanh cân bằng ở mỗi vị trí của lực kế.

- Với cuộc sống:

+ Đòn bẩy là một công cụ quan trọng trong cuộc sống và có thể được sử dụng để cung cấp lợi thế về lực.

+ Khi đòn bẩy được sử dụng để thay đổi hướng tác dụng của lực và nâng vật nặng, nó có thể giúp ta đạt được lợi về lực.

 

1.2. Các loại đòn bẩy

- Để dễ hình dung, ta mô tả đòn bẩy là một thanh cứng thẳng và thực tế có hai loại đòn bẩy tuỳ theo vị trí của điểm tựa O và điểm đặt của các lực tác dụng F1 ; F2.

- Đòn bẩy loại 1: Điểm tựa O nằm trong khoảng giữa điểm đặt O1, O2, của các lực F1 và F2.

- Đòn bẩy loại 2: Điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm xa điểm tựa O hơn vị trí của lực F1.

- Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực, nhưng có trường hợp không cho lợi về lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm gần điểm tự O hơn vị trí của F1(Hình 19.5), được gọi là đòn bẩy loại 3.

 

1.3. Ứng dụng của đòn bẩy

 

- Trong cuộc sống, đòn bẩy được ứng dụng vào nhiều công việc và chế tạo nhiều công cụ hữu ích.

- Trong cơ thể người, có nhiều bộ phận có cấu tạo và hoạt động tương tự một đòn bẩy. Dưới đây là hai ví dụ mô tả các đòn bẩy trong cơ thể người:

+ Đầu là một đòn bẩy loại 1 với trục quay là đốt sống trên cùng.

+ Trọng lượng đầu được chia đều hai bên trục quay giúp đầu ở trạng thái cân bằng.

+ Lực tác dụng giúp đầu có thể quay quanh đốt sống là nhờ hệ thống cơ sau gây

- Đòn bẩy trong xe đạp

+ Xe đạp là phương tiện quen thuộc với chúng ta. Trong xe đạp có nhiều bộ phận có chức năng như một đòn bẩy.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Đòn bẩy là gì?

 

Hướng dẫn giải

Đòn bẩy là một công cụ có thể thay đổi hướng tác dụng của lực và có thể cung cấp lợi thế về lực.

 

Bài 2. Đòn bẩy loại 2 là gì?

 

Hướng dẫn giải

- Đòn bẩy loại 2: Điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa điểm đặt O1, O2 của hai lực, lực tác dụng lên đòn bẩy F2 nằm xa điểm tựa O hơn vị trí của lực F1

ADMICRO

Luyện tập Bài 19 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Dùng dụng cụ đơn giản, minh họa được đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực. 

- Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.

- Sử dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực tiễn.

3.1. Trắc nghiệm Bài 19 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 19 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 19 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 79 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 79 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 80 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 80 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 81 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi trang 81 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Em có thể trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 19 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF