Mời các em cùng HOC247 đến với nội dung tóm tắt lý thuyêt và bài tập minh hoạ Bài 17: Lực đẩy Archimedes môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức để cùng tìm hiểu về lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng và độ lớn của lực đẩy Archimedes.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Lực đẩy tác dụng lên vật đặt trong chất lỏng
- Mọi vật đều chịu tác dụng của trọng lực.
- Khi đồ nước vào cốc, nắp chai nhựa nổi lên, chứng tỏ nước tác dụng lực đẩy lên vật ngược chiều với trọng lực.
- Lực đẩy do chất lỏng tác dụng lên vật đặt trong nó được gọi là lực đẩy Archimedes.
- Lực đẩy Archimedes tác dụng lên mọi vật đặt trong lòng chất lỏng.
- Viên bi, ốc vít kim loại trong nước chìm xuống do trọng lực tác dụng lớn hơn lực đẩy Archimedes.
- Miếng xốp nổi lên do lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lực tác dụng lên.
1.2. Độ lớn của lực đẩy Archimedes
Thí nghiệm và phương pháp đo
- Dụng cụ:
+ Một lực kế có giới hạn đo 2 N;
+ Cân điện tử;
+ Quả nặng bằng nhựa 130 g;
+ Bình tràn;
+ Ống đong;
+ Giá thí nghiệm;
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Treo quả nặng vào lực kế được móc trên giá thí nghiệm. Số chỉ của lực kế là P.
+ Đưa quả nặng vào bình tràn đựng đẩy nước
+ Khi nước từ bình tràn chảy ra ống đong đạt giá trị 20 cm, đọc giá trị F trên lực kế. Ghi giá trị lực đẩy Archimedes có độ lớn P - F
+ Dùng cân điện tử đo khối lượng nước từ bình tràn chảy ra ống đong và tỉnh trọng lượng của lượng nước đỏ, ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.
+ Tiếp tục thực hiện thí nghiệm khi quả nặng chim xuống khi nước trong bình tràn chảy ra lần lượt là 40 cm, 60 cm, 80 cm để xác định độ lớn lực đẩy Archimedes và trọng lượng của lượng nước trần ra tương ứng. Ghi vào vở theo mẫu Bảng 17.1.
+ Thay nước bằng nước muối đặc và lặp lại thí nghiệm.
+ So sánh trọng lượng của lượng chất lỏng tràn ra với lực đẩy Archimedes tương ứng.
Định luật Archimedes
Một vật đặt trong chất lỏng chịu tác dụng một lực đẩy hướng thẳng đứng từ dưới lên trên có độ lớn tính bằng công thức: FA = d.V. Trong đó, d là trọng lượng riêng của chất lỏng có đơn vị là N/m, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. |
Bài tập minh họa
Bài 1. Công thức tính lực đẩy Archimedes là:
A. FA =DV
B. FA = Pvat
C. FA = dV
D. FA = d.h
Hướng dẫn giải
Công thức tính lực đẩy Archimedes là: FA = dV.
Bài 2. Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?
A. Lực đẩy Archimedes
B. Lực đẩy Archimedes và lực ma sát
C. Trọng lực
D. Trọng lực và lực đẩy Archimedes
Hướng dẫn giải
Một vật ở trong nước chịu tác dụng của trọng lực từ Trái Đất và lực đẩy Archimedes.
Luyện tập Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Học xong bài học này, em có thể:
- Nêu được: Điều kiện định tính về vật nổi, vật chìm; định luật Archimedes (Acsimet).
- Thực hiện được thí nghiệm khảo sát tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong chất lỏng.
3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Khi ôm một tảng đá ở trong nước ta thấy nhẹ hơn khi ôm nó trong không khí. Sở dĩ như vậy là vì:
- A. khối lượng của tảng đá thay đổi
- B. khối lượng của nước thay đổi
- C. lực đẩy của nước
- D. lực đẩy của tảng đá
-
- A. Số chỉ lực kế tăng lên
- B. Số chỉ lực kế giảm đi
- C. Số chỉ lực kế không thay đổi
- D. Số chỉ lực kế bằng 0.
-
- A. Lực đẩy Archimedes cùng chiều với trọng lực.
- B. Lực đẩy Archimedes tác dụng theo mọi phương vì chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
- C. Lực đẩy Archimedes có điểm đặt ở vật.
- D. Lực đẩy Archimedes luôn có độ lớn bằng trọng lượng của vật.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Kết nối tri thức Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 73 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 73 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 73 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 trang 73 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 74 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em có thể 1 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Em có thể 2 trang 75 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hỏi đáp Bài 17 Khoa học tự nhiên 8 Kết Nối Tri Thức
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!