Hoạt động mục III trang 121 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
1. Quan sát Hình 28.2, cho biết tên cơ quan trao đổi khí ở giun đất, cá, châu chấu và mèo.
2. Quan sát Hình 28.3, mô tả đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật.
3. Quan sát Hình 28.4, mô tả đường đi của khí O2 và CO2 qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người.
4. Điều gì xảy ra nếu đường dẫn khí bị tắc nghẽn? Nếu những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người.
Hướng dẫn giải chi tiết Hoạt động mục III
Phương pháp giải:
Các cơ quan thực hiện sự trao đổi khí ở động vật:
- Động vật đơn bào và một số động vật đa bào như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp,... trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
- Các loài côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
- Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua, trai, ... trao đổi khí qua mang.
- Động vật thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú trao đổi khí qua phổi.
Quan sát các hình và đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
1. Cơ quan trao đổi khí của các động vật trong hình 28.2:
- Giun đất có cơ quan trao đổi khí là da.
- Châu chấu có cơ quan trao đổi khí là hệ thống ống khí.
- Cá có cơ quan trao đổi khí là mang.
- Mèo có cơ quan trao đổi khí là phổi.
2.
Đường đi của khí qua cơ quan trao đổi khí ở động vật:
- Khí O2 qua cơ quan trao đổi khí (da, hệ thống ống khí, mang, phổi) vào cơ thể rồi được mang đến cung cấp cho tất cả các tế bào trong cơ thể.
- Các tế bào thải ra khí CO2, khí CO2 này được vận chuyển đến cơ quan trao đổi khí rồi được đẩy ra ngoài môi trường.
3. Đường đi của khí Oxygen và carbon dioxide qua các cơ quan hô hấp ở người.
- Khi hít vào, không khí mang nhiều O2 đi qua khoang mũi tới hầu, khí quản, phế quản (đường dẫn khí) để vào phổi. Tại phổi, O2 khuếch tán vào máu. Máu mang O2 đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
- Hoạt động của tế bào thải ra CO2, CO2 này sẽ khuếch tán vào máu. Máu vận chuyển CO2 đến phổi. Khi thở ra, không khí mang nhiều khí CO2 từ phổi đến phế quản, khí quản, hầu rồi tới mũi và được đưa ra môi trường ngoài môi trường ngoài qua động tác thở ra.
4.
- Nếu đường dẫn khí bị nghẽn thì sẽ không có quá trình trao đổi khí O2 và CO2 giữa cơ thể và môi trường: sẽ không có O2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào khiến tế bào không có năng lượng để sử dụng, đồng thời CO2 cũng không được đào thải ra ngoài môi trường khiến tế bào bị đầu độc. Nếu hiện tượng này kéo dài, tế bào sẽ chết, gây nguy hiểm cho tính mạng của con người.
- Những việc làm có lợi cho quá trình trao đổi khí ở người:
+ Tập luyện và lao động vừa sức, đều đặn.
+ Tập luyện các bài tập hít thở để tăng dung tích sống của phổi.
+ Giữ vệ sinh hệ hô hấp: đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh mũi họng đúng cách, tránh nơi không khí bị ô nhiễm, sử dụng các thiết bị lọc không khí (nếu có),…
+ Giữ môi trường sống trong sạch: trồng cây, hạn chế các hành động gây ô nhiễm không khí,…
-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247
Bài tập SGK khác
Câu hỏi mục I trang 118 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 28.1 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 28.2 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 28.3 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 28.4 trang 64 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 28.5 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 28.6 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 28.7 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 28.8 trang 65 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
-
A. thông khí.
B. hô hấp.
C. trao đổi khí.
D. trao đổi oxygen.
Theo dõi (0) 1 Trả lời