Hoạt động mục I trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
1. Đọc thông tin trong mục I, thảo luận nhóm và hoàn thành theo mẫu Bảng 23.1.
Bảng 23.1
Yếu tố |
Ảnh hưởng đến quang hợp |
Ánh sáng |
? |
Nước |
? |
Khí carbon dioxide |
? |
Nhiệt độ |
? |
2. Giải thích vì sao nên trồng cây đúng thời vụ và đảm bảo mật độ phù hợp.
3. Ở những khu công nghiệp hay nơi có nhiều nhà máy, nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao. Quang hợp của cây trồng tại đó bị ảnh hưởng như thế nào?
4. Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó.
Hướng dẫn giải chi tiết Hoạt động mục I
Phương pháp giải:
1. Dựa vào kiến thức đã học nêu ảnh hưởng của các yếu tố
2. Mỗi loại cây thích nghi với một điều kiện quang hợp (thời vụ khác nhau); ở mỗi thời điểm trong năm sẽ có các điều kiện môi trường tác động khác nhau.
3. Quang hợp của cây trồng tại đó sẽ bị ảnh hưởng bởi nồng độ carbon dioxide
4. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 25°C đến 35°C. Nhiệt độ quá cao (trên 40°C) hay quá thấp (dưới 10°C) sẽ làm giảm hoặc ngừng hẳn quá trình quang hợp
Lời giải chi tiết:
1. Hoàn thành theo mẫu Bảng 23.1:
Bảng 23.1
Yếu tố |
Ảnh hưởng đến quang hợp |
Ánh sáng |
- Trong giới hạn cho phép, khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng. Nhưng ánh sáng quá mạnh sẽ làm lá cây bị “đốt nóng”, làm giảm hiệu quả quang hợp. |
Nước |
- Nước vừa là nguyên liệu của quang hợp, vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng, mở khí khổng, liên quan đến sự trao đổi khí. - Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường. Khi cây thiếu nước, khí khổng đóng lại, lượng khí CO2 khuếch tán vào lá cây giảm khiến quang hợp giảm. |
Khí carbon dioxide |
- Trong giới hạn cho phép, khi cường độ khí carbon dioxide tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng. - Khi hàm nồng độ khí carbon dioxide tăng quá cao (khoảng 0,2%) hoặc giảm xuống quá thấp (thấp hơn 0,008% - 0,01%), cây sẽ không quang hợp được. |
Nhiệt độ |
- Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ 25oC – 35oC. - Khi nhiệt độ giảm xuống quá thấp (thường dưới 10oC) hoặc tăng lên quá cao (trên 40oC) sẽ làm ức chế hoạt động của các enzyme quang hợp khiến quá trình quang hợp sẽ giảm dần, thậm trí là dừng hẳn. |
2.
- Mỗi loài cây khác nhau lại thích nghi với những điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…) khác nhau, điều kiện khí hậu không thích hợp sẽ khiến hoạt động quang hợp của cây bị ức chế làm cây không thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Do đó, phải trồng cây đúng thời vụ để có khí hậu phù hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển cả cây.
- Mật độ cây trồng quá dày sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước, ánh sáng, các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu,… Điều này khiến quá trình quang hợp tích lũy vật chất của các cây bị hạn chế. Do đó, cây trồng với mật độ quá dày thường còi cọc, năng suất thấp. Ngược lại, cây trồng quá thưa sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí các nguồn sống được cung cấp khiến hiệu quả kinh tế thu được không cao. Từ những phân tích này cho thấy nên trồng cây với mật độ thích hợp để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
3.
Ở những khu công nghiệp hay nơi có nhiều nhà máy, nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao. Quang hợp của cây trồng tại đó sẽ bị ảnh hưởng:
- Thông thường, hiệu quả quang hợp sẽ tăng khi nồng độ khí CO2 ngoài môi trường tăng và ngược lại.
- Nếu nồng độ khí CO2 tăng quá cao (khoảng 0,2%) sẽ làm cây chết vì ngộ độc, còn khi nồng độ quá thấp, quang hợp sẽ không xảy ra.
4.
- Vào những ngày nắng nóng, người làm vườn thường che nắng để tránh hiện tượng cường độ ánh sáng quá mạnh gây tổn hại cho cấu tạo và hoạt động sinh lí (quang hợp, thoát hơi nước,…) của cây trồng.
- Vào những ngày trời rét đậm, người làm vườn thường chống rét (ủ ấm gốc) cho cây để tránh hiện tượng nhiệt độ quá thấp ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí của cây trồng đặc biệt là hoạt động quang hợp (khi nhiệt độ quá thấp, quang hợp bị giảm hoặc thậm chí là ngưng trệ).
-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247
Bài tập SGK khác
Câu hỏi mục I trang 104 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I trang 105 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II trang 106 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.1 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.2 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.3 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.4 trang 56 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.5 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.6 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 23.7 trang 57 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
-
Trong nhóm các loài thực vật dưới đây, đâu là nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh?
bởi Thùy Trang 26/08/2022
A. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.
B. Cây hoa giấy, cây lúa, cây vạn niên thanh, cây cam.
C. Cây cam, cây chanh, cây sâm ngọc linh, cây ổi.
D. Cây hoa giấy, cây lá bỏng, cây lúa, cây vạn niên thanh.
Theo dõi (0) 2 Trả lời