OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải câu hỏi trang 50 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu hỏi trang 50 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một mặt dốc.

Dụng cụ:

Một ô tô đồ chơi nhỏ, không có động cơ; một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm; thước dài, bút dạ hoặc phấn; đồng hồ bấm giây cơ học hoặc điện tử; vài cuốn sách.

Tiến hành:

(1) Dùng tấm gỗ phẳng và vài cuốn sách hoặc giá đỡ thí nghiệm để tạo ra một mặt dốc (Hình 9.2). Dùng bút dạ hoặc phấn vẽ trên tấm gỗ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 50 cm hoặc 60 cm

 

Hình 9.2. Bố trí thí nghiệm đo tốc độ dùng đồng hộ bấm giây

(2) Lập bảng ghi kết quả đo theo mẫu bảng 9.1

(3) Giữ ô tô trước vạch xuất phát. Thả ô tô đồng thời dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian ô tô chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích. Thực hiện 3 lần phép đo trên.

(4) Ghi kết quả đo vào mẫu Bảng 9.1 và thực hiện các phép tính để điền vào chỗ trống của bảng

 

Tính giá trị trung bình của s: \(s = \frac{{{s_1} + {s_2} + {s_3}}}{3}\) và của t: \(t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3}\) từ đó xác định tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\).

(5) Nhận xét kết quả đo

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết câu hỏi trang 50

Phương pháp giải

Học sinh tự thực hành

Lời giải chi tiết

(1) (2) (3) Thực hiện theo hướng dẫn.

(4)

Số liệu tham khảo

Bảng 9.1. Bảng ghi kết quả thí nghiệm đo tốc độ

Lần đo

Quãng đường (cm)

Thời gian (s)

1

s1 = 59,9 cm

t1 = 4,9 s

2

s2 = 60 cm

t2 = 5 s

3

s3 = 60,1 cm

t3 = 5,1 s

- Giá trị trung bình của s: \({\rm{s}} = \frac{{{{\rm{s}}_1}\; + \;{{\rm{s}}_2}\; + \;{{\rm{s}}_3}}}{3} = \frac{{59,9 + 60 + 60,1}}{3} = 60cm = 0,6{\rm{m}}\)

- Giá trị trung bình của t: \({\rm{t}} = \frac{{{{\rm{t}}_1} + {{\rm{t}}_2} + {{\rm{t}}_3}}}{3} = \frac{{4,9 + 5 + 5,1}}{3} = 5{\rm{s}}\)

- Tốc độ: \({\rm{v}} = \frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}} = \frac{{0,6}}{5} = 0,12{\rm{m}}/{\rm{s}}\)

(5) Nhận xét kết quả đo:

- Quãng đường, thời gian trong 3 lần đo có giá trị xấp xỉ bằng nhau, sai số không đáng kể.

- Giá trị trung bình thu được có độ chính xác cao hơn so với các kết quả đo trong các lần đo.

-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải câu hỏi trang 50 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF