OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Câu hỏi mục III trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hoạt động mục III trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

1. Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với thực vật? Nêu một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

2. Giải thích tại sao trong trồng trọt, người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong một năm.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục III

Phương pháp giải:

Chất dinh dưỡng là những chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường nhằm cung cấp các nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa sinh trong cơ thể, cung cấp năng lượng cho sự phát triển của sinh vật.

Lời giải chi tiết:

1. 

- Đối với thực vật, chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ thể:

+ Tham gia cấu tạo nên cơ thể.

+ Là nguyên liệu để thực vật tổng hợp nên các chất hữu cơ trong cơ thể.

+ Tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

- Một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng:

+ Thiếu đạm (N), cây sinh trưởng kém, lá non mỏng màu xanh nhạt, các lá già chuyển vàng và rụng sớm, kích thước lá bị nhỏ đi, đẻ nhánh và phân cành kém.

+ Thiếu lân (P), lá bị nhỏ lại và bản lá bị hẹp và có xu hướng dựng đứng; lá bị tối lại so với cây có đủ lân; cây sinh trưởng chậm lại và quá trình chín cũng bị kéo dài.

+ Thiếu K, các lá già trở nên vàng sớm và bắt đầu từ bìa lá sau đó bìa lá và đầu lá có thể trở nên đốm vàng hoặc bạc, bìa lá chết và bị hủy hoại và lá có biểu hiện như bị rách. 

+ Thiếu Ca: Các lá non của cây mới trồng bị biến dạng và có màu xanh lụa sẫm không bình thường, thiếu nặng cành non bị chết; lá có hình đài hoa và quăn; đôi khi trái bị nứt, vị đắng, trái không bảo quản được lâu. 

+ Thiếu sắt: Thiếu sắt gây ra hiện tượng màu xanh lá cây nhợt nhạt (bạc lá) với sự phân biệt rõ ràng giữa những gân lá màu xanh và khoảng giữa màu vàng. Thiếu sắt nặng có thể chuyển toàn bộ cây thành màu vàng tới trắng lợt.

2. Trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong một năm đem lại nhiều lợi ích:

- Giúp tận dụng tối đa nguồn nước, các chất dinh dưỡng khác nhau có trong đất.

- Giúp đảm bảo điều kiện khí hậu tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.

- Giúp hạn chế sự phát triển liên tục của sâu bệnh và cỏ dại đặc thù.

→ Những lợi ích này giúp người trồng trọt bớt được công chăm sóc, chi phí phân bón mà vẫn thu được hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, trong trồng trọt, người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong một năm.

-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Câu hỏi mục III trang 124 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF