Câu hỏi mục I.1 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
1. Quan sát Hình 33.1 và hoàn thành theo mẫu Bảng 33.1.
Hình 33.1. Một số hiện tượng cảm ứng ở sinh vật
Bảng 33.1
Hình |
Kích thích |
Phản ứng |
a |
Ánh sáng |
Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng |
b |
? |
? |
c |
? |
? |
d |
? |
? |
e |
? |
? |
2. Nêu thêm một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật. Chỉ rõ tác nhân kích thích và phản ứng của sinh vật.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi mục I.1
Phương pháp giải:
1.
- Quan sát Hình 33.1 và điền tên các kích thích minh họa vào cột Kích thích và mô tả phản ứng mà cây trả lời vào cột Phản ứng.
- Ví dụ: Ngọn cây có hiện tượng hướng về phía có nguồn ánh sáng → Tác nhân kích thích là ánh sáng.
2.
- Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích. Ở thực vật, tốc độ phản ứng trả lời kích thích với tốc độ chậm chạp. Ở động vật, tốc độ phản ứng trả lời kích thích với tốc độ nhanh hơn.
- Cảm ứng giúp sinh vật thích nghi với những thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển.
Lời giải chi tiết:
1. Bảng 33.1
Hình |
Kích thích |
Phản ứng |
a |
Ánh sáng |
- Ngọn cây có hiện tượng hướng về phía có nguồn ánh sáng. |
b |
Nước |
- Rễ cây có hiện tượng hướng về phía nguồn nước. |
c |
Nhiệt độ |
- Khi trời lạnh, cơ thể run rẩy, sởn gai ốc, mặc thêm quần áo ấm. - Khi trời nóng, cơ thể thoát nhiều mồ hôi, mặc quần áo mỏng. |
d |
Tiếng kêu của gà mẹ |
- Gà con sẽ chạy đến chỗ mẹ. |
e |
Giá thể |
- Thân cây trầu bà quấn quanh giá thể. |
2. Một số ví dụ về hiện tượng cảm ứng ở thực vật và động vật:
Ví dụ |
Kích thích |
Phản ứng |
Thủy tức co mình lại khi có vật thể chạm vào nó |
Sự va chạm cơ học |
Co mình lại |
Rễ cây hướng về phía có nguồn chất dinh dưỡng |
Chất dinh dưỡng |
Rễ cây thay đổi hướng mọc ra để tìm đến nguồn chất dinh dưỡng |
Cây bàng rụng lá khi mùa đông đến |
Nhiệt độ thấp |
Rụng lá |
Chim bay đi khi nhìn người lại gần |
Người tiến lại gần |
Chim bay đi |
Tay người rụt lại khi chạm vào vật nhọn |
Vật nhọn |
Tay rụt lại |
-- Mod Khoa học tự nhiên 7 HỌC247
Bài tập SGK khác
Mở đầu trang 138 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục I.2 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II.1 trang 139 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Câu hỏi mục II.2 trang 140 SGK Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.1 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.2 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.3 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.4 trang 76 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.5 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.6 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.7 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.8 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.9 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 33.10 trang 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức - KNTT
-
Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là?
bởi Hương Lan 22/09/2022
A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
B. hình thức phản ứng đa dạng.
C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.
Theo dõi (0) 1 Trả lời