OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 44: Lực ma sát


Nhưng nếu như không có lực ma sát thì mọi vật sẽ chuyển động như thế nào?

Bài học hôm nay sẽ giúp các em có thể nghiên cứu sâu hơn về Lực ma sát. Mời các em cùng theo dõi nội dung Bài 44: Lực ma sát. Sau khi học xong bài, các em có thể giải thích được nhiều hiện tượng trong tự nhiên dưới tác dụng có ích của ma sát như ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. Chúc các em học tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lực ma sát là gì?

Các vật cản trở chuyển động của một vật, tạo ra ởi những vật tiếp xúc với nó được gọi là lực ma sát.

1.2. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt

- Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy.

Ví dụ: Con người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm, nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

- Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: Lực ma sát trượt xuất hiện khi em bé chơi cầu trượt.

1.3. Tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động

Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động.

1.4. Ma sát trong an toàn giao thông

- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông:

+ Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xelăn trên đường không bị trượt.

+ Khi xe dừng, đỗ trên dốc, lực ma sát góp phần giữ cho xe không bị trượt dốc,…

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Để giữ an toàn trong giao thông đường bộ người ta đã thiết kế lốp xe như thế nào?      

Hướng dẫn giải

Trên mặt lốp xe có các khía rãnh và gai để tăng độ bám dính lên bề mặt di chuyển, tạo ra ma sát vừa đủ để các bánh xe có thể chuyển động liên tục, thay vì chỉ quay tròn và trượt theo quán tính. Đi xe mà lốp có các khía rãnh đã bị mòn thì không an toàn vì bánh xe đã mất dần đi độ bám đường, dễ gây trượt bánh.

Câu 2: Quan sát các đồ vật trong nhà và cho biết: Tại sao cán dao, chổi không nhẵn bóng?

Hướng dẫn giải

Cán dao, chổi không nhẵn bóng mà thường gồ ghề hoặc nhám để tăng ma sát giữa tay người cầm với cán, giúp người cầm giữ chắc dao, chổi.

Câu 3: Mỗi em hãy tìm một ví dụ cho mỗi loại lực ma sát?

Hướng dẫn giải

- Lực ma sát nghỉ: Trong nhà máy sản xuất xi măng, bao xi măng nằm im trên băng truyền nhờ lực ma sát nghỉ.

- Lực ma sát trượt: Khi các em nhỏ chơi cầu trượt, có lực ma sát trượt giữa lưng em bé và mặt cầu.

ADMICRO

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Khi hai vật tiếp xúc với nhau thì có thể có lực ma sát xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.
  • Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động.
  • Hai loại lực ma sát thường gặp là lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt.
  • Một số ví dụ về lực ma sát trong đời sống.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 44 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 44 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 157 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi 1 mục 1 trang 157 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi 2 mục 1 trang 158 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi mục 2 trang 158 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Hoạt động mục 3 trang 158 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi 1 mục 4 trang 159 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi 2 mục 4 trang 159 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời Câu hỏi 3 mục 4 trang 159 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 44.1 trang 71 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 44.2 trang 71 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 44.3 trang 71 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 44.4 trang 71 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài 44.5 trang 72 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 44 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF