Một vật có thể chịu tác động của 1 hoặc đồng thời nhiều lực. Vậy làm thế nào để biểu diễn lực? Bài học này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên.
Mời các em cùng tìm hiểu nội dung thông qua nội dung bài 41: Biểu diễn lực. Chúc các em học tốt!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các đại lượng đặc trưng
1.1.1. Độ lớn của lực
Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.
1.1.2. Đơn vị của lực và dụng cụ đo lực
- Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niutơn, kí hiệu là N.
- Dụng cụ đo lực là lực kế.
1.1.3. Phương và chiều của lực
1.2. Biểu diễn lực
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
- Gốc của mũi tên có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.
- Phương và chiều của mũi tên là phương và chiều của lực.
- Độ dài của mũi tên biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ lệ xích.
Bài tập minh họa
Câu 1: Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động.
C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.
D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó.
Hướng dẫn giải
Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật
⇒ Đáp án A.
Câu 2: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?
A. Gió thổi cành lá đung đưa.
B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.
C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.
D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.
Hướng dẫn giải
Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động
⇒ Đáp án B.
Câu 3: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực?
A. Xe đi trên đường.
B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.
C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.
D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.
Hướng dẫn giải
Chuyển động của thác nước đổ từ trên cao xuống là chuyển động do tác dụng của trọng lực
⇒ Đáp án B
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N).
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 41 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Lực đẩy của tay
- B. Sức đẩy của không khí
- C. Một lí do khác
- D. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên nó.
-
- A. 305N
- B. 300N
- C. 503N
- D. 500N
-
- A. Là hai lực cân bằng
- B. Có cường độ bằng nhau
- C. Cùng chiều
- D. Cùng phương
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 41 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 147 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 1 mục 1 trang 147 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 2 mục 1 trang 147 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 3 mục 1 trang 147 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 3 mục 1 trang 149 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi 4 mục 1 trang 148 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Hoạt động 1 mục 2 trang 150 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Hoạt động 2 mục 2 150 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 41.1 trang 67 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 41.2 trang 67 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 41.3 trang 68 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 41.4 trang 68 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 41.5 trang 68 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 41 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!