Trong thực tế, chúng ta thường quan sát thấy, giữa một sợi dây cao su và một chiếc lò xo, chúng khá giống nhau ở tính chất đàn hồi, co dãn tốt. Sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay, các em sẽ bổ sung thêm các kiến thức mới thông qua Bài 39: Biến dạng của lò xo. Phép đo lực. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học Biến dạng của lò xo bên dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hiện tượng biến dạng của lò xo
Lò xo là một vật đàn hồi. Dùng tay kéo hai đầu của một lò xo thì lò xo dãn ra. Khi tay thôi tác dụng thì lò xo tự co lại, trở về hình dạng ban đầu. Hiện tượng trên gọi là biến dạng của lò xo.
1.2. Đặc điểm biến dạng của lò xo
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó:
Đenta l = l - l0
- Độ biến dạng của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
Bài tập minh họa
Câu 1. Thế nào là biến dạng lò xo?
Hướng dẫn giải
Khi có lực tác dụng vào lò xo thì lò xo bị biến dạng. Khi lực thôi tác dụng thì lò tự trở lại hình dạng như cũ.
Câu 2. Em hãy kể tên những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo mà em biết?
Hướng dẫn giải
Những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo: dây cao su, quả bóng cao su, cung tên được giương lên…
Câu 3. Trong thực tế lò xo thường được làm từ vật liệu gì? Nó được sử dụng trong dụng cụ, thiết bị, máy móc nào?
Hướng dẫn giải
Trong thực tế lò xo thường được làm từ thép hoặc đồng thau. Nó được sử dụng trong bút bi, giảm xóc xe máy, thú nhún trong công viên…
Luyện tập
Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
- Nhận biết được thế nào là biến dạng lò xo, những vật có biến dạng giống biến dạng lò xo và ứng dụng thực tế.
- Thực hiện được thí nghiệm chứng minh được độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.
- Nhận biết được lực đàn hồi.
- Trả lời được câu hỏi về đặc điểm của lực đàn hồi.
- Dựa vào kết quả thí nghiệm và kiến thức thực tế rút ra nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của lò xo.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 42 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút.
- B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường.
- C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy.
- D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động.
-
- A. dùng tay kéo dãn lò xo
- B. dùng tay ép chặt lò xo
- C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo
- D. dùng tay nâng lò xo lên
-
- A. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
- B. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng nhỏ thì lực đàn hồi càng lớn.
- C. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau: trường hợp nào lò xo dài hơn thì lực đàn hồi mạnh hơn.
- D. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Chương 8 Bài 42 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 151 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Câu hỏi mục 1 trang 151 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Hoạt động 1 mục 2 trang 152 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Trả lời Hoạt động 2 mục 2 trang 153 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 42.1 trang 69 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 42.2 trang 69 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 42.3 trang 69 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 42.4 trang 69 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Giải bài 42.5 trang 69 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 42 Khoa học tự nhiên 6
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!