OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài 9: Khái niệm và nguyên tắc kế toán


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 9: Khái niệm và nguyên tắc kế toán sau đây để tìm hiểu về khái niệm tổ chức kinh doanh, kinh doanh liên tục, nguyên tắc kế toán.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Khái niệm

1.1 Khái niệm tổ chức kinh doanh

Một doanh nghiệp hay một đơn vị được coi là tổ chức kinh doanh khi nó là những tổ chức độc lập với chủ sở hữu và với các doanh nghiệp khác. Nó được coi là đơn vị độc lập vì kế toán phải lập báo cáo tài chính theo định kỳ của từng đơn vị riêng biệt, nếu báo cáo tài chính phản ảnh tài sản hoạt động của một đơn vị khác hay tải sản hoạt động cá nhân của chủ sở hữ sẽ làm lệch đi tình trạng tài chính của đơn vị đó.

1.2 Khái niệm kinh doanh liên tục

Kinh doanh liên tục là kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp không ngừng hoạt động trong tương lai gần. Khi doanh nghiệp sử dụng tài sản vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá của tài sản ở thị trường có thể thay đổi theo thời gian nhưng số liệu ghi chép của những tài sản này không được điều chỉnh để phản ánh theo giá thị trường trừ phi có chứng cớ mạnh mẽ cho sự thay đổi giá này. Không phản ánh sự thay đổi giá theo thị trường của tài sản vì doanh nghiệp kinh doanh liên tục sự táng giảm giá thường xuyên nên không thể điều chỉnh sự tăng giảm này được nhưng trong trường hợp doanh nghiệp ngưng sản xuất để giải thể, để bán thì tải sản phải được phản ánh theo giá thị trường là hợp lý.

1.3 Khái niệm đồng bạc cố định

Khi các hoạt động sản xuất kinh doanh được phản ánh theo đơn vị tiền tệ thì đơn vị tiền tệ có thể bị thay đổi theo mức giá chung của xã hội, do vậy để có thể so sánh đươc, phân tích đươc hoat đông sản xuất kinh doanh kỳ này với những kỳ khác, thì sử dụng đồng bạc cố định. Thí dụ một tài sản của doanh nghiệp mua vào những năm trước với giá 200.000.000đ, và bây giờ bán tài sản này với giá 400.000.000đ nếu trong khoảng thời gian từ khi mua đến khi bán sức mua của tiền tệ giảm còn một nữa thì coi như doanh nghiệp chẳng lợi lộc gì cho việc mua bán này vì 400.000.000đ, hiện nay không mua được gì hơn 200.000.000đ trước đây cả. 

2. Nguyên tắc kế toán

Kế toán Việt Nam hiện đang trong quá trình hòa nhập với chuẩn mực kế toán thế giới và những thông lệ kế toán phổ biến của các nước trong khu vực. Theo chuẩn mực chung, các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm:

2.1 Cơ sở dồn tích

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

2.2 Hoạt động liên tục

Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.

2.3 Giá gốc

Theo nguyên tắc này thì mọi tài sản, hàng hóa dịch vụ mua vào đều được ghi chép theo chi phí nghĩa là ghi chép số tiền đã bỏ ra đe nhận được tài sản, hàng hóa, dịch vụ ... kế toán liên quan đến việc tính toán các tài sản và chi phí cũng như những biến động của chúng. Người ta tính bằng giá được thỏa thuận chính thức trong các hoạt động kinh doanh qua lại giữa các doanh nghiệp với nhau. Sự ước lượng về tài sản, công nợ, vốn, thu nhập và chi phí phải được đặt trôn cơ sở trị giá. Trị giá nêu lên giá cả được định ra trong những hoạt động kinh tế phát sinh. Khi mua tài sản vào, giá mua phản ánh “giá trị thị trường hợp lý” của chúng, nhưng với thời gian trôi qua giá trị thị trường hợp lý của những tài sản này có thể đổi thay so với giá trị gốc của nó, những sự thay đổi này thường bị bỏ qua trong kế toán và như thế tài sản được phản ánh theo giá gốc trên báo cáo tài chính. Điều này, so với việc phản ánh tài sản theo giá trị thị trường hiện hành không tốt hơn, nên khuynh hướng hiện nay là phải điều chỉnh giá trị tài sản theo giá trị thị trường khi có sự biến động.

Theo chuẩn mực kế toán chung:

Tài sản phải được ghi nhận theo giá gô"c. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

2.4 Phù hợp (Tương ứng)

Theo nguyên tắc này thì chi phí phải được phản ánh trên báo cáo thu nhập trong kỳ kế toán với thu nhập phát sinh ở kỳ kế toán đó, nói một cách khác là toàn bộ những chi phí phải chịu trong việc tạo ra thu nhập, dù chi phí ấy có xảy ra ở thời điểm nào.

Theo chuẩn mực kế toán chung:

Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

2.5 Nhất quán (Kiên định)

Quá trình kế toán phải áp dụng toàn bộ những khái niệm, nguyên tắc, tiêu chuẩn và phương hướng tính toán có cùng một cơ sở chung nhất từ thời điểm này sang thời điểm khác nhằm mục đích thu nhập được những số liệu tài chính có thể so sánh được, tuy nhiên khi cần thiết phải thay đổi thì phải có lý do chính đáng và phải giải thích cho những người sử dụng số liệu kế toán của doanh nghiệp biết.

Theo chuẩn mực kế toán chung:

Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhât ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

2.6 Thận trọng (Bảo thủ)

Nguyên tắc này là hãy chọn giải pháp nào có kết quả ít thuận lợi nhất về phần quyền lợi của chủ sở hữu, nói một cách khác nếu phải chọn một trong nhiều hướng xử lý một vấn đề kế toán thì người ta phải chọn hướng nào ít có lợi nhất cho tài sản của các doanh nghiệp.

Ví dụ : Khi kê khai trị giá tồn kho phải kê khai theo giá thống nhất ở thị trường vào sổ kế toán khi giá thị trường giảm hơn so với giá vốn, ngược lại nếu giá thị trường lên cao hơn giá vốn thì sổ kế toán cũng chỉ ghi theo giá vốn vì lợi thu được từ sự tăng lên của giá thị trường chưa thực hiện, nguyên tắc này có thể diễn tả một cách đơn giản là: "Thừa nhận tất cả các khoản lỗ nhưng không hưởng trước một khoản lãi nào”.

Theo chuẩn mực kế toán chung:

Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết đế lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:

  • Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn;
  • Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
  • Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
  • Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.

2.7 Trọng yếu

Theo nguyên tắc này thì tất cả các yêu cầu của bất kỳ nguyên tắc kế toán nào cũng có thế bỏ qua, nếu không làm ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính, nói một cách khác sự không tuân thủ các yêu cầu của một nguyên tắc kế toán có thể chấp nhận được khi sự không tuân thủ đó không làm đi sự sai lệch, sự phán xét của những người đọc báo cáo tài chính. Như vậy, nguyên tắc trọng yếu cho phép sự sai sót có thể chấp nhận được khi nó không làm ảnh hưởng đến sự trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính.

Theo chuẩn mực kế toán chung:

Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chât của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.

Ngoài ra trong điều 7 Luật kế toán quy định:

  • Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi số kế toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp có sự thay đổi về các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.
  • Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
  • Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính năm của đơn vị kê toán phải được công khai theo quy định tại Điều 32 của Luật này.
  • Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
  •  Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoán 1, 2, 3, 4 và ở Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngân sách nhà nước.

Ngoài những nguyên tắc trên chúng ta nghiên cứu thêm một số nguyên tắc khác:

2.8 Ghi nhận doanh thu

Doanh thu của doanh nghiệp được ghi nhận khi hàng hóa, thành phẩm ... thay đổi chủ sở hữu và khi việc mua bán hàng hóa, thành phẩm ... được trả tiền, nói một cách khác doanh thu được ghi nhận khi người bán mất quyền sở hửu về hàng hóa, thành phẩm ... đồng thời nhận được quyền sở hữu về tiền hoặc được sự chấp thuận thanh toán của người mua.

2.9 Khách quan

Khi thực hiện các công việc kế toán phải dựa trên cơ sở những số liệu và suy xét khách quan, nói một cách khác kế toán phải đặt cơ sở các dự kiện khách quan và các quyết định vô tư nhất, đồng thời kế toán phải ghi chép và báo cáo sô liệu kế toán sao cho có thể thẩm tra lại được một cách dễ dàng.

2.10 Công khai

Theo nguyên tắc này thì tất cả các dữ kiện và số liệu liên quan đên tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp phải được thông báo cho người sử dụng, việc này có thể ghi trong báo cáo tài chính hay trong những giấy kèm theo các báo cáo. Sự công khai như vậy sẽ làm cho các báo cáo tài chính có ích lợi hơn và giảm bớt các vấn đề bị hiểu sai. Việc công khai không đòi hỏi những thông tin đưa ra thật đầy đủ chi tiết mà cần nhửng thông tin đưa ra không được dấu các sự kiện quan trọng.

ADMICRO
ADMICRO
NONE
OFF