OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y – âng, khoảng cách giữa hai khe \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\) bằng 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là \(D=2\text{ m}\). Chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ với bước sóng \({{\lambda }_{1}}=0,60\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}\) và \({{\lambda }_{2}}\) chưa biết. Trong khoảng rộng \(L=18\text{ mm}\) đối xứng qua vân trung tâm, đếm đuợc 61 vân sáng, trong đó có 7 vân là kết quả trùng nhau của hệ vân. Tính \({{\lambda }_{2}}\) biết 2 trong 7 vân trùng nhau nằm ở mép ngoài cùng của truòng giao thoa.

  bởi Mai Anh 11/04/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Khoảng vân đối với bước sóng \({{\lambda }_{1}}\): \({{i}_{1}}=\frac{{{\lambda }_{1}}D}{a}=\frac{0,{{6.10}^{-3}}{{.2.10}^{3}}}{2}=0,6\text{ mm}\)

    Số vân sáng của bức xạ có bước sóng \({{\lambda }_{1}}\) quan sát được trên màn hình là:

    \({{N}_{S}}=\left( \frac{L}{2i} \right).2+1=\left( \frac{18}{2.0,6} \right).2+1=31\)

    Trong 61 vân sáng đếm được trên màn thì có 7 vân trùng nhau chỉ được đếm một lần. Số vân sáng thực tế do hai bức xạ phát ra là: \(N_{S}^{1}+N_{2}^{S}=61+7=68\)

    Số vân sáng bức xạ \({{\lambda }_{2}}\) phát ra là: \(N_{\lambda }^{2}=68-N_{\lambda }^{1}=68-31=37\)

    Do đó hai vân trùng nhau ở mép ngoài cùng của khoảng L chia hết cho cả \({{i}_{1}}\) và \({{i}_{2}}\), do đó:  \(N_{S}^{2}=\left( \frac{L}{2{{i}_{2}}} \right).2+1=\frac{L}{2{{i}_{2}}}.2+1=37\)

    \(\frac{18}{{{i}_{2}}}=36\Rightarrow {{i}_{2}}=\frac{18}{36}=0,5\text{mm}\Rightarrow {{\lambda }_{2}}=\frac{{{i}_{2}}a}{D}=\frac{0,5.2}{{{2.10}^{3}}}=0,{{5.10}^{-3}}\text{mm}=0,5\text{ }\!\!\mu\!\!\text{ m}\).

      bởi Bùi Anh Tuấn 12/04/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF