OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hãy tìm 5 bài toán nổi tiếng trong tin học?

mấy bạn giúp mình với ạ <3 please

TÌM 5 BÀI TOÁN NỔI TIẾNG TRONG TIN HỌC ?

  bởi Đặng Ngọc Trâm 13/11/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • tick cho mình like cho mình cất công lám đấy

    Cộng đồng mạng từng tranh luận sôi nổi về những bài toán tưởng chừng rất đơn giản của học sinh, nhưng thực tế làm người ta đau đầu.

    Bài toán điền số của học sinh lớp 3, Việt Nam

    Đề bài toán siêu khó của học sinh lớp 3 ở Lâm Đồng.
    Đề bài toán của học sinh lớp 3 ở Lâm Đồng.

    Gần đây, bài toán của học sinh lớp 3 ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, đang gây sốt cộng đồng mạng cả trong và ngoài nước. Họ tranh luận về cách giải và số lượng đáp án. Nhiều người không tin một đứa bé 8 tuổi có thể giải bài toán tưởng chừng đơn giản này.

    Họ sử dụng excel và viết chương trình máy tính để giải nó. Cuộc tranh luận về bài toán diễn ra sôi nổi trên báo The Guardian (Anh), The Huffington Post (Mỹ) và một số trang báo khác. Sau khi các báo trên công bố cách giải, nhiều độc giả vẫn cảm thấy chưa hài lòng.

    Nhung bai toan noi tieng hoc bua tren the gioi hinh anh 1
    Nhà báo của The Guardian đưa bài toán về dạng phương trình. Ảnh: Abc7.

    Dùng phép thử và loại trừ, họ tìm ra đáp án: a = 3, b = 2, c= 1, d = 5, e = 4, f = 7, g = 9, h = 8, i = 6.

    Tuy nhiên, bài toán có nhiều đáp án và đến nay, người ta vẫn chưa xác định đúng số lượng đáp án của nó là 128, 136, 144 hay 187.

    Một độc giả trên The Huffington Post cho rằng người ra đề đang thử thách tính kiên nhẫn của học sinh hơn là kiểm tra các kiến thức toán học.

    Bài toán tìm sinh nhật của Cheryl, Singapore

    Đề bài toán từng gây sốt ở Singapore. Ảnh:
    Đề bài toán từng gây sốt ở Singapore. Ảnh: Kenneth Kong/ Facebook

    Đề bài:

    Albert và Bernard vừa kết bạn với Cheryl. Họ muốn biết ngày sinh nhật của Cheryl. Sau đó, Cheryl đưa ra 10 đáp án: Ngày 15/5, ngày 16/5, ngày 19/5, ngày 17/6, ngày 18/6, ngày 14/7, ngày 16/7, ngày 14/8, ngày 15/8 và ngày17/8.

    Cheryl sau đó đã tiết lộ riêng với Albert và Bernard về tháng và ngày sinh của mình.

    Albert: "Tớ không biết ngày sinh của Cheryl, nhưng tớ biết Bernard cũng không biết".

    Bernard: "Trước tớ không biết ngày bạn ấy sinh nhưng giờ tớ biết rồi".

    Albert: "Vậy tớ đã biết ngày sinh nhật của Cheryl".

    Theo các bạn, Cheryl sinh ngày nào?

    Tiến sĩ mời giáo sư Ngô Bảo Châu giải bài toán lớp 3

    Ngày 20/5, tiến sĩ Giáp Văn Dương mời các nhà toán học là giáo sư Ngô Bảo Châu, Vũ Hà Văn, Phùng Hồ Hải và Nguyễn Tiến Dũng giải bài toán gây sốt ở Việt Nam và báo chí quốc tế.

    Ngay sau khi Alex Bellos đăng bài toán lên The Guardian, hàng trăm người bắt đầu tìm kiếm đáp án. Bình luận được chú ý nhiều nhất thuộc về độc giả Colinius với câu hỏi thể hiện sự bất lực của anh trước bài toán dành cho học sinh 14-15 tuổi: "Tại sao Cheryl không nói luôn sinh nhật của cô ấy cho hai bạn?".

    Đây là một câu hỏi trong đề của cuộc thi Olympic Toán học châu Á năm 2015, theo Mothership.sg.

    Thực ra, người ra đề muốn kiểm tra khả năng suy luận của thí sinh chứ không phải kỹ năng làm toán của họ.

    Lời giải chính thức của bài toán. Ảnh: Mothership.sg
    Lời giải chính thức của bài toán. Ảnh: Mothership.sg

    Lời giải bài toán:

    Trong số 10 ngày mà Cheryl đưa ra, từ ngày 14 đến 19 hàng tháng, ngày 18 và 19 chỉ xuất hiện một lần. Nếu sinh nhật của cô ấy vào hai ngày này thì chắc chắn Bernard đã biết đáp án. (Loại ngày 19/5 và 18/6)

    Nhưng tại sao Albert khẳng định Bernard không biết?

    Nếu Cheryl nói với Albert tháng sinh của cô ấy là tháng 5 hoặc tháng 6 thì sinh nhật của Cheryl có thể là ngày 19/5 hoặc 18/6. Và Bernard sẽ biết đáp án. Nhưng Albert khẳng định Bernard không biết, có nghĩa là Cheryl nói với Albert tháng sinh của cô ấy là tháng 7 hoặc tháng 8. (Loại tiếp ngày 15/5, 16/5 và 17/6)

    Ban đầu, Bernard không biết sinh nhật của Cheryl nhưng làm thế nào cậu ấy biết chỉ sau câu nói đầu tiên của Albert?

    Trong số những ngày còn lại, từ ngày 15 đến 17 của tháng 7 hoặc tháng 8, ngày 14 xuất hiện hai lần.

    Nếu Cheryl nói với Bernard sinh nhật của cô ấy vào ngày 14 thì cậu không thể biết đáp án. Nhưng Bernard biết, vậy ta loại tiếp ngày 14/7 và 14/8. Còn lại 3 ngày: 16/7, 15/8 và 17/8.

    Sau câu nói của Bernard, Albert cũng biết đáp án. Nếu Cheryl nói với Albert sinh nhật của cô vào tháng 8 thì Albert không biết vì có đến hai ngày trong tháng 8.

    Vì thế, sinh nhật của Cheryl là ngày 16/7.

    Bài toán tìm số áo của Mỹ

    Bài toán của học sinh lớp 8 ở Mỹ từng gây sốt cộng đồng mạng.
    Bài toán của học sinh lớp 8 ở Mỹ từng gây sốt cộng đồng mạng.

    Đây là bài trong Cuộc thi Toán nước Mỹ năm 2014.

    Đề bài:

    Ba thành viên trong đội bóng nữ trường trung học Euclid nói chuyện với nhau.

    Ashley: Tớ vừa nhận ra số áo của bọn mình đều là những số nguyên tố có hai chữ số.

    Bethany: Tổng hai số áo của các bạn là ngày sinh của tớ vừa diễn ra trong tháng này.

    Caitlin: Ừ, vui thật, tổng hai số áo của các cậu lại là ngày sinh của tớ vào cuối tháng này.

    Ashley: Và tổng số áo của các cậu lại đúng bằng ngày hôm nay.

    Vậy Caitlin mặc áo số mấy?

    (A) 11 (B) 13 (C) 17 (D) 19 (E) 23

    Đây là bài toán khá thú vị và không quá khó để giải.

    Số ngày lớn nhất trong một tháng là 31, và các số nguyên tố có hai chữ số nhỏ nhất là 11, 13, 17 (các số nguyên tố tiếp theo bị loại vì tổng của nó với số nguyên tố có hai chữ số bất kỳ lớn hơn 31).

    Vậy ba số áo 11, 13, 17, và ba tổng đôi một của chúng là 24, 28 và 30.

    Vì tất cả các ngày nói đến trong câu chuyện nằm trong cùng một tháng, nên ngày sinh của Caitlin lớn nhất, tức là bằng 30, ngày hôm nay là 28 và ngày sinh của Bethany là 24.

    Từ đó dễ dàng tìm được số áo của Asley là 13, của Bethany là 17 còn Caitlin mang áo số 11.

    Bài toán về hiệp sĩ và kẻ nói dối, Nga

    Người Nga chuộng các bài toán về Hiệp sĩ. Ảnh minh họa: Genius
    Người Nga chuộng các bài toán về hiệp sĩ. Ảnh minh họa: Genius.

    Những bài toán về hiệp sĩ rất được yêu thích ở Nga. Trong một kỳ thi Olympic của học sinh lớp 9, họ đưa ra đề bài khá thú vị.

    30 người ngồi quanh một bàn tròn 30 chiếc ghế đánh số theo thứ tự từ 1 đến 10. Một số trong họ là hiệp sĩ, một số là kẻ lừa dối. Hiệp sĩ luôn nói thật còn kẻ lừa dối nói dối. Mỗi người có đúng một người bạn trong số những người khác. Hơn nữa, bạn của hiệp sĩ là kẻ lừa dối và bạn của kẻ lừa dối là hiệp sĩ. Mỗi người đều được hỏi: "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?". 15 người ngồi ở vị trí lẻ trả lời: "Đúng".

    Tìm số người ngồi ở vị trí chẵn cũng trả lời: "Đúng".

    'Nên xây dựng lại hệ thống sách giáo khoa môn Toán'

    Sau khi đưa ra cách giải và đáp án bài toán lớp 3 ở Lâm Đồng gây xôn xao, PGS.TSKH Vũ Đình Hòa có bài viết chia sẻ với Zing.vn về dạy và học môn Toán.

    Tiến sĩ Trần Nam Dũng, giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM đã đưa ra lời giải:

    Từ đề bài ta suy ra trong 30 người có đúng 15 cặp hiệp sĩ – kẻ lừa dối là bạn của nhau. Ta có thể dễ dàng đoán được đáp số của bài toán bằng cách “giả định” 15 người ở vị trí lẻ đều là hiệp sĩ. Khi đó, dĩ nhiên bạn của họ đều ngồi cạnh ở các vị trí chẵn và đều là kẻ lừa dối, do đó không có ai nói “Đúng”. Đáp số là 0.

    Tuy nhiên, đó chỉ là dự đoán đáp số chứ không phải lời giải. Với cách hỏi ở đề bài, ta biết đáp số là 0. Nhưng để khẳng định điều này, ta phải chứng minh chứ không chỉ là đưa ra một ví dụ như vậy.

    Nếu chúng ta sa đà vào việc xét vị trí ngồi của 30 người (ai là hiệp sĩ, ai là kẻ nối dối) thì sẽ rất rối vì có nhiều trường hợp xảy ra. Bí quyết của lời giải là ở nhận xét quan trọng sau: Trong 2 người là bạn của nhau, chỉ có đúng 1 người nói “Đúng” cho câu hỏi "Có phải bạn của anh đang ngồi cạnh anh không?".

    Thật vậy, nếu có hai người, 1 hiệp sĩ, 1 kẻ lừa dối là bạn của nhau. Xét 2 trường hợp:

    1) Nếu họ ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ sẽ nói đúng, còn kẻ lừa dối nói “Không”.

    2) Nếu họ không ngồi cạnh nhau thì hiệp sĩ nói “Không”, còn kẻ lừa dối nói “Đúng”.

    Như vậy, vì ta có 15 cặp bạn nên ta có đúng 15 câu trả lời “Đúng”. Vì cả 15 người ở vị trí lẻ đã nói “Đúng” nên tất cả những người ở vị trí chẵn đều nói “Không”. Tức là đáp số bằng 0.

    Chú ý rằng ta không biết được trong 15 người ở vị trí lẻ có bao nhiêu người là hiệp sĩ, có bao nhiêu người là kẻ lừa dối và họ xếp ở những vị trí nào.

    Báo Anh, Mỹ đưa ra đáp án bài toán lớp 3 ở Việt Nam

    The Guardian của Anh và Huffington Post (Mỹ) đã cho đăng đáp án của họ về bài toán lớp 3 ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn tiếp tục tranh luận.

      bởi Hạnh Nguyễn 13/11/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF