OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phần trọng âm tiếng Anh luôn có một âm tiết phát âm khác hẳn với các âm tiết còn lại?

Có ai có tài liệu về đánh dấu trọng âm không cho mik với

  bởi Tay Thu 30/09/2019
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Khác với tiếng Việt, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Do vậy, những từ hai âm tiết trở lên trong tiếng Anh luôn có một âm tiết phát âm khác hẳn với các âm tiết còn lại: cao hơn, mạnh hơn, dài hơn. Đó được gọi là trọng âm. Bài học này sẽ chia sẻ cho bạn một số quy tắc trọng âm cơ bản.

    1. Động từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ hai

    Ví dụ: be’gin, for’give, in’vite, a’gree, …

    Một số trường hợp ngoại lệ: ‘answer, ‘enter, ‘happen, ‘offer, ‘open, ‘visit…

    1. Danh từ có 2 âm tiết => trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

    Một số ví dụ: ‘father, ‘table, ‘sister, ‘office, ‘moutain…

    Một số trường hợp ngoại lệ: ad’vice, ma’chine, mis’take, ho’tel…

    • Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.

    Ví dụ: record, desert nếu là danh từ sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ: ‘recor; ‘desert, rơi vào âm tiết thứ 2 khi là động từ: re’cord; de’sert…

    1. Tính từ có 2 âm tiết -> trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất

    Một số ví dụ: ‘happy, ‘busy, ‘careful, ‘lucky, ‘healthy,…

    Một số trường hợp ngoại lệ: a’lone, a’mazed,…

    1. Động từ ghép -> trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

    Ví dụ: be’come, under’stand, overflow,…

    1. Danh từ ghép: trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất.

    Ví dụ: doorman /ˈdɔːrmən/,typewriter /ˈtaɪpraɪtər/,greenhouse /ˈɡriːnhaʊs/ …

    1. Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self

    Một số ví dụ: e’vent, con’tract, pro’test, per’sist, main’tain, her’self, o’cur…

    1. Các từ kết thúc bằng các đuôi : how, what, where, …. thì trọng âm chính nhấn vào âm tiết 1 :

    Ví dụ: ‘anywhere, ‘somehow, ‘somewhere ….

    1. Các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2 :

    Ví dụ: a’bout, a’bove, a’gain a’lone, alike, ago…

    1. Các từ tận cùng bằng các đuôi , – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics*, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum , thì trọng âm nhấn vào âm tiết ngay tru­ớc nó :

    Ví dụ: de’cision, attraction, libra’rian, ex’perience, so’ciety, ‘patient, po’pular, bi’ology,…

    Một số trường hợp ngoại lệ:‘cathonic, ‘lunatic, , ‘arabi, ‘politics, a’rithmetic…

    1. Các từ kết thúc bằng – ate, – cy*, -ty, -phy, -gy nếu 2 âm tiết thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

    Ví dụ: Com’municate, ‘regulate ‘classmat,, tech’nology, e`mergency, ‘certainty ‘biology pho’tography, …

    Một số trường hợp ngoại lệ:‘accuracy,…

    1. Các từ tận cùng bằng đuôi – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain (chỉ động từ), -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self thì trọng âm nhấn ở chính các đuôi này :

    Ví dụ: lemo’nade, Chi’nese,pio’neer, kanga’roo, ty’phoon, when’ever, environ’mental,…

    Một số trường hợp ngoại lệ:‘coffee, com’mitee…

    1. Các từ chỉ số l­uợng nhấn trọng âm ở từ cuối kết thúc bằng đuôi – teen . ng­ược lại sẽ nhấn trọng âm ở từ đầu tiên nếu kết thúc bằng đuôi – y:

    Ví dụ: thir’teen, four’teen…/ ‘twenty , ‘thirty , ‘fifty …..

    1. Các tiền tố (prefix) và hậu tố không bao giờ mang trọng âm , mà thu­ờng nhấn mạnh ở từ từ gốc :

    – Tiền tố không làm thay đổi trọng âm chính của từ:

    Ví dụ: im’portant /unim’portant, ‘perfect /im’perfect, a’ppear/ disa’ppear, ‘crowded/over’crowded.

    Một số trường hợp ngoại lệ:‘statement/’ understatement, ‘ground/ ‘underground,…

    • Hậu tố không làm thay đổi trọng âm của từ gốc:

    Ví dụ: ‘beauty/’beautiful, ‘lucky/luckiness, ‘teach/’teacher, at’tract/at’tractive,…

    1. Từ có 3 âm tiết:

    a. Động từ

    – Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 nếu âm tiết thứ 3 có nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm:

    Ví dụ: encounter /iŋ’kauntə/, determine /di’t3:min/

    – Trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất nếu âm tiết thứ 3 là nguyên âm dài hay nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên.

    Ví dụ: exercise / ‘eksəsaiz/, compromise/ [‘kɔmprəmaiz]

    Một số trường hợp ngoại lệ:entertain /entə’tein/, comprehend /,kɔmpri’hend/

    b. Danh từ

    Đối với danh từ có ba âm tiết: nếu âm tiết thứ hai có chứa âm /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất.

    Ví dụ:

    paradise /ˈpærədaɪs /, pharmacy /ˈfɑːrməsi/, controversy /ˈkɑːntrəvɜːrsi/, holiday /ˈhɑːlədeɪ /, resident /ˈrezɪdənt/…

    Nếu các danh từ có âm tiết thứ nhất chứa âm ngắn (/ə/ hay/i/) hoặc có âm tiết thứ hai chứa nguyên âm dài/ nguyên âm đôi thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai.

    Ví dụ:

    computer /kəmˈpjuːtər/, potato /pəˈteɪtoʊ/, banana /bəˈnænə/, disaster /dɪˈzɑːstə(r)/

    c. Tính từ:

    • tính từ 3 âm tiết tương tự như danh từ

    Ví dụ: happy /’hæpi/, impossible /im’pɔsəbl/…

      bởi Nguyễn An Vy 30/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF