OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành nói và nghe về chủ đề sau: Sau khi học bài thơ "Gấu con chân vòng kiềng" của U-xa-chốp, em thấy vấn đề ngoại hình của con người có quan trọng hay không? Hãy trình bày ý kiến của mình

  bởi Dang Thi 28/01/2022
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • a. Chuẩn bị:

    - Xem lại nội dung bài thơ Gấu con chân vòng kiềng đã học.

    - Xác định vấn đề trọng tâm cần có ý kiến: Ngoại hình của con người có quan trọng hay không?

    - Dự kiến các phương tiện hỗ trợ (tranh, ảnh, video,...) cho việc trình bày (nếu có).

    b. Tìm ý và lập dàn ý:

    - Tìm ý bằng cách đặt và trả lời một số câu hỏi như:

    + Bài thơ Gấu con chân vòng kiềng có ý phê phán, chê bai gấu con có chân vòng kiềng không?

    + Ngoại hình là gì?

    + Ngoại hình có quan trọng không? Vì sao?

    + Có những bằng chứng gì về việc ngoại hình không quan trọng hoặc quan trọng?

    + Có nên đánh giá một người bằng ngoại hình không? Điều gì tạo nên và quyết định giá trị của một người?

    + Cần có thái độ như thế nào về ngoại hình của người khác?

    - Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được ở trên, lựa chọn và sắp xếp lại theo ba phần của bài nói:

    + Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày ý kiến (Ngoại hình có quan trọng hay không?)

    + Thân bài: Lần lượt trình bày ý kiến theo một trình tự nhất định để làm sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài. Tùy vào ý kiến của em về vấn đề ngoại hình có quan trọng hay không để trình bày các lí lẽ và bằng chứng. Ví dụ:

    • Ngoại hình không quan trọng (ý kiến).
    • Nêu các lí lẽ để làm rõ vì sao ngoại hình không quan trọng (lí lẽ).
    • Nêu các bằng chứng cụ thể để thấy ngoại hình không quan trọng (bằng chứng).

    + Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của mình (Điều gì quyết định giá trị của một con người? Nêu bài học về cách nhìn và cách ứng xử với người khác có ngoại hình không bình thường).

    c. Nói và nghe:

    - Nói ngắn gọn về bài thơ Gấu con chân vòng kiềng.

    - Dựa vào dàn ý để trình bày ý kiến của mình.

    - Lưu ý: Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc, sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

    d. Kiểm tra và chỉnh sửa:

    Rút kinh nghiệm về nội dung và cách thức trình bày ý kiến về một vấn đề:

    - Người nói: Xem xét về nội dung và cách thức trình bày (Đã nói hết các ý có trong dàn bài đã làm chưa? Còn thiếu nội dung nào? Có mắc lỗi về cách trình bày không?...).

    - Người nghe: Kiểm tra lại các thông tin thu được từ người nói; tự xác định các lỗi cần khắc phục khi nghe.

      bởi can tu 28/01/2022
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF