OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tả lũy tre làng

tả lũy tre làng em

mk tick cho ai làm nhanh ko copy mg

  bởi Nguyễn Anh Hưng 05/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (4)

  • Bài số 3:

    Cây đa, bến nước, sân đình, luỹ tre xanh…vốn là những hình ảnhquen thuộc gợi thương, gợi nhớ trong lòng mỗi người dân quê em. Luỹtre xanh đầu làng đã để lại trong kí ức tuổi thơ em bao ấn tượng khó phaimờ. Luỹ tre ấy cũng là biểu tượng đẹp đẽ trong lòng mỗi người dân quêem.Đâu đâu trên khắp đất nước Việt Nam yêu dấu cũng có mặt của họhàng nhà tre nhưng thân thuộc nhất vẫn là luỹ tre đầu làng em. Từ xanhìn lại luỹ tre như một bức tường thành xanh biếc bao bọc làng quê.Tre có nhiều loại nhưng tất cả đều chung một mầm non măng mọcthẳng. Họ hàng nhà tre có một sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Em nghe bàkể lại rằng từ khi có ngôi làng này, thì đã có luỹ tre rồi. Thân tre trònlẳn, bóng mịn, xanh nhũn nhặn, chia thành nhiều đốt như gióng mía.Mỗi đầu mặt tre lại mọc thêm một cái mắt. Cành tre có nhiều gai nhất làcành ở sát mặt đất. Càng lên cao tre càng toả ra nhiều cành. Lá tre thonnhỏ, dài hơn ngón tay người lớn, mềm mại, mỏng manh đung đưa rì ràotrong gió.Vào mỗi buổi sớm mai, khi ông mặt trời vừa bừng sáng, Luỹ tredầu làng cong gọng vó kéo ông mặt trời nhô lên. Rồi nắmg vàng dìu dịulan toả khắp không gian luỹ tre đẹp hơn bao giờ hết. Họ hàng nhà tređùm bọc che chở, cây nọ nương tựa vào cây kia bất chấp nắng mưa,dông bão lúc nào luỹ tre cũng xanh mượt một màu xanh quê hương
    Những ngày mưa rào rả rích luỹ tre được dội rửa, tắm gội. Lúc nàyhàng tre lại tần ngần gỡ mái tóc dài óng ả sau bao ngày cần cù vất vả,nước mưa giúp tre chải mái tóc xanh mượt ấy. Sau trận mưa rào tre luỹl àng như thay áo mới, bừng lên sức sống mới, tươi trẻ.Nhớ câu chuyện cổ ngày xưa khi nước Việt còn sơ khai tre cùng người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu quê hương. Không hiểu saolòng em thấy tự hào quá đỗi. Đứng dưới bóng tre xanh vào những ngàychớm hè mới thấy hết vẻ đẹp của quê hương mình. Ấy là lúc luỹ tre làngthay lá. Mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục nắng sớm chiếu vào trongnhư ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu một mùa hè sôiđộng. Những ngày hè trời nắng chang chang luỹ tre làng gọi gió từ bốnphương trời về đây, tre dang tay rợp bóng mát che nắng cho dân làng saunhững giờ lao động vất vả, mệt nhọc. Bon trẻ chúng em lại chơi trò kéoco, ô ăn quan… Tiếng cười đùa ríu rít vang khắp xóm. Nhưng thú vị hơncả là ngồi dưới gốc tre làm những con thuyền nhỏ xinh xinh thả xuốngdòng sông chở bao ước mơ không tuổi.Luỹ tre xanh vốn là biểu tượng đẹp của dân tộc Việt Nam. Tre gắnbó với dân tộc Việt, con người Việt. Mai sau dẫu cho tất cả đổi thaynhưng hình ảnh cây tre Việt Nam chung thuỷ, dẻo dai, vững chắc, ngaythẳng vẫn mãi mãi là hình tượng đẹp nhất trong tâm hồn mỗi người dân đất Việt.

    -Internet-

      bởi Thảo Phương 05/10/2018
    Like (1) Báo cáo sai phạm
  • Có nhà thơ đã viết:

                             Thân gầy guộc, lá mong manh

                           Mà sao nên lưỹ nên thành, tre ơi!

    Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.

    Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.

    Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.

    Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.

      bởi Eath Hour 05/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • tham khảo nhé

    Lũy tre làng là danh giới hành chính của một xóm, một làng hoặc một thôn nằm trong địa bàn một xã, ở trong lũy tre làng ấy có khoảng vài trăm hộ hoặc nhiều hơn thì một hai nghìn hộ dân sinh sống ở đó. Ngoài lũy tre làng là cánh đồng canh tác lúa, ngô, khoai, sắn của người dân thôn quê.
     

    Những hình ảnh quen thuộc ở làng quê vào mùa vụ, chúng ta thường thấy các bác nông dân ra đồng, trên vai thường vác cái cày, đi trước là con trâu. Những buổi trưa hè, trời nắng nóng, trên đường đi làm về, tới đầu làng, các bác nông dân thường buộc con trâu vào búi tre, cho nó trú nắng, còn các bác xúm lại, ngồi bệt trên tàu lá chuối vừa cắt trên cây, rồi làm vài điếu thuốc lào cho đã. Sau mỗi buổi làm việc đồng áng về, được ngồi nghỉ ngơi hóng mát dưới lũy tre làng trưa hè thì thật là thú vị. Các cụ ví: Trăm thằng hầu không bằng đầu ngọn gió. Gió đâu thổi về mà mát vậy, chỉ có ngồi ở lũy tre đầu làng mới mát đến như vậy!
     

    Nhà tôi ở gần cánh đồng làng, chỉ cách một con đường nhỏ và lũy tre xanh của nhà tôi là ra tới đồng. Vì thế, tuổi thơ của tôi luôn được chứng kiến những hình ảnh ấy vào những ngày mùa ở quê tôi. Những ông thợ cày thủa nào vào nhà tôi uống nước, hút thuốc lào với ông nội tôi, đến giờ tôi vẫn nhớ. Mặc dù, tôi xa quê đã hơn hai mươi năm. Có những người còn sống, có những người đã khuất. Họ như vừa đi ra khỏi rìa làng như thể họ vừa vác cày ra đồng…
     

    Lũy tre làng là nơi gắn bó với nhiều thế hệ tổ tiên của gia đình tôi, của người dân quê tôi. Ở nơi ấy gắn bó một phần kí ức tuổi thơ của tôi. Đời cụ nội tôi sống, bốn bề là lũy tre, tre bảo vệ làng, chống trộm cướp. Làng tôi giáp với làng Thanh Mai, thanh niên làng Thanh Mai ngày xưa có tiếng là ngổ ngáo, trộm cướp. Ông nội tôi kể lại: - Đêm đêm, chúng kéo đàn kéo lũ ra làng mình trộm cướp, cứ vào nhà ai có gì là chúng uy hiếp và lấy sạch đồ đạc, của cải, nhà tôi gần đầu làng, luôn phải hứng chịu những cảnh cướp trộm như vậy. Bởi thế, các cụ thường căn dặn các cô con gái trước khi quyết định lấy chồng rằng: - Lấy ruộng giữa đồng, lấy chồng giữa làng. Chắc là với thâm ý, tránh những chuyện như tôi vừa kể ở trên.
     

    Sau này, để phát quang cho nhà, cha tôi cùng một người bạn đã dùng hai quả bộc phá để đánh sập những lũy tre quanh nhà như bức tường thành kiên cố bao bọc quanh nhà từ bao nhiêu đời nay. Dưới lũy tre quanh nhà tôi, còn lộ ra mấy chiếc hầm cá nhân được cụ nội tôi đào từ hồi chống Pháp, dùng để trú ẩn sau những lần giặc Pháp càn vào làng, rồi hầm còn là nơi trú ẩn của những cán bộ đảng viên đầu tiên của xã tôi hoạt động cách mạng vào những năm 40 của thế kỉ XX. Năm tôi lên mười một, mười hai tuổi, tôi còn chui xuống hầm chơi trò ú tìm cùng đám trẻ con trong xóm. Hầm được đào kiểu hang ếch, trên có lát ván tre, chỉ đủ một người ngồi. Cũng tại những chiếc hầm này, ông nội tôi kể lại: - Có một chiến sĩ cộng sản đã từng được cụ nội tôi nuôi ăn ở tại hầm để hoạt động cách mạng, rồi một ngày nọ, người chiến sĩ ấy bị giặc Pháp theo dõi và tìm được nơi trú ẩn, cơ sở bị bại lộ, người chiến sĩ kia bị chúng bắt và tra tấn dã man, đau đớn quá, không chịu nổi, ông đành chỉ nhà cụ nội tôi có hầm chứa Việt Minh, cụ nội tôi lập tức bị giặc Pháp bắt và trói vào cột nhà, chúng dùng súng ngắn bắn trượt qua tai cụ nội tôi nhằm uy hiếp tinh thần và chúng bắt khai ra các đồng chí đã từng trú ẩn ở đây, ông nội tôi bị chúng bắt trói quặt cánh khuỷu, rồi chúng giẫm lên bụng, đổ nước xà phòng vào mồm, nhưng cả cụ nội tôi và ông nội tôi vẫn không chịu khai cho chúng bất cứ một thông tin nào của tổ chức. Tra tấn dã man như vậy nhưng chúng không có được thông tin gì cả, chúng bắt giam ông nội tôi xuống nhà tù Sơn Tây. Chúng đánh đập ông nội tôi khiến mặt mày sưng húp, những vết thâm đen do máu đọng lại khắp trên cơ thể, nhưng ông tôi quyết một lòng không khai… Mãi cho đến năm 1964, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã kí tặng gia đình cụ tôi tấm Huy chương Kháng chiến để ghi nhận gia đình có công với cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc… Ảnh cụ nội tôi bị cơn lũ năm 1971 cuốn trôi đi mất trong tập album gia đình. Nay tôi treo tấm huy chương ấy có ghi tên cụ nội tôi thay di ảnh ở trên bàn thờ gia tiên, bên dưới là di ảnh ông nội và bà nội tôi. Người dân quê tôi, gia đình tôi sống đầm ấm trong lũy tre làng bao bọc như vậy đó!

    Thủa nhỏ, chúng tôi còn mang quang ghánh đi quét lá tre rụng về để đun nấu. Khi ấy, cha tôi là công chức, hàng tháng có tem phiếu mua chất đốt, than phân phối nhưng vẫn không đủ chất đốt dùng đun nấu cho gia đình, lúc nhàn rỗi, anh em chúng tôi thường đi quét lá tre quanh xóm, hoặc ra sân trường quét lá xà cừ về nấu…

    Thế hệ cụ tôi, ông nội tôi đã từng sống trong lũy tre làng vì đất nước liên tục xảy ra chiến tranh do Pháp xâm lược. Đến thế hệ cha tôi cũng phải xa làng lên đường đi đánh Mỹ, đất nước hòa bình cha tôi chuyển sang công tác ở Tỉnh, sau này về huyện… Đến thế hệ anh em tôi lớn lên, được cha mẹ nuôi ăn học, mỗi đứa lập nghiệp mỗi nơi, chẳng đứa nào chịu về làng. Mẹ tôi bực mà nói: Lũ chúng bay là quân bỏ làng! Vâng, làng và lũy tre gắn bó với chúng tôi như vậy đó. Bao đời nay, lũy tre làng vẫn tồn tại như một biểu tượng của văn hóa làng, một thứ không thể thiếu trên mỗi làng quê nước Việt.

    Khoảng hơn chục năm gần đây, tôi thường xuyên về thăm quê, nhưng hình ảnh lũy tre làng đang dần vắng bóng trên quê hương tôi. Vừa rồi, có dịp đưa cô bạn đi chụp ảnh cưới ở làng Việt cổ Đường Lâm, cô du học ở Pháp từ năm 2001, đến 2006 thì học xong, nay tìm được người bạn đời trăm năm, nhớ về làng quê Việt, nên chọn bối cảnh nông thôn, dân dã để chụp những bức hình kỉ niệm trong trang phục lễ cưới với người bạn đời quốc tịch Pháp, chàng sống ở thành phố Lyon. Cô muốn chụp một tấm hình bên lũy tre làng. Nhưng tìm quanh làng Việt cổ chẳng thấy có lũy tre nào, đất chật, người đông, trồng tre không còn hợp thời nữa, nên người ta chặt bỏ hết, để trồng thứ cây khác đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, và nét văn hóa thì đang mất dần theo thời gian. Còn cô bạn tôi, sau khi rời nước Việt sang Pháp sống với chồng mình, chắc sẽ rất nhớ hình ảnh lũy tre làng, nơi tuổi thơ của cô gắn bó một thời. Ôi! Hình ảnh lũy tre làng mai sau chắc chỉ còn tìm thấy trong những thước phim tư liệu, trong thơ ca, và trong các trang văn… 

      bởi Eath Hour 05/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • "Tre xanh xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh", đó là câu thơ em vẫn thường nghe ông đọc lúc rảnh rỗi. Phải nói hình ảnh cây tre, lũy tre làng đã gắn bó và ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Tuy không sinh ra và lớn lên ở làng quê, nhưng em cũng có những ấn tượng sâu sắc về lũy tre làng, bởi mỗi dịp về thăm quê, bước tới đầu làng cái đầu tiên em thấy vẫn là lũy tre xanh tốt đang đung đưa trước gió như chào mời, vẫy gọi.

    Tre là loài vốn sống đoàn kết, tựa như cái tinh thần của người dân Việt Nam, tre chẳng thích mọc riêng rẽ trơ trọi một thân một mình bao giờ, mà lúc nào cũng ưa mọc thành hàng, thành lũy, ôm ấp, vun vén cho nhau, tránh khỏi giông bão. Tre mọc thẳng, bao đời nay vẫn thế, thẳng từ lúc tre mới chỉ là cái búp măng bé xíu vừa trồi lên khỏi mặt đất. Đi khắp làng khắp xóm, người ta thấy tre xanh mướt mọc thành lũy kiên cố ở đầu làng như bức tường thành bảo vệ, còn trong giữa xóm làng, cứ thỉnh thoảng lại có một bụi tre mọc, chẳng biết tự bao giờ, rồi trở thành chỗ nghỉ mát cho người đi đường, người làm ruộng về, chỗ vui đùa cho mấy đứa trẻ con, đôi khi còn là nơi nằm nghỉ cho mấy con trâu cày buổi ban trưa.

    Tre là loài cây thuộc họ lúa, nhìn bề ngoài trông giống những cây mía xanh ngắt. Một thân tre như vậy mọc cao hết cỡ cũng tầm vài chục mét, mà chẳng ai đi đo đếm được, thân cây gồm nhiều gióng, nhiều ống rỗng ghép lại với nhau bằng các mấu đặc ruột. Cả thân cây mang một màu xanh thẫm, vỏ ngoài sờ vào thấy khá nhẵn nhụi, thân rất cứng và chắc. Trên thân tre còn có cả gai nhưng ít, chủ yếu mọc ra từ chỗ mấu nối. Lá tre nhiều và tập trung hết ở phần ngọn, lá mỏng nhỏ, thuôn dài và hơi nhọn, màu xanh lục, sờ thấy nhám, cạnh sắc nếu không cẩn thận có thể làm đứt tay. Hoa tre thì hiếm ai gặp được, bởi cả một đời, một thân tre chỉ có một lần ra bông, mà tuổi đời của tre lại dài, có khi có người cả đời chẳng thấy bông hoa tre bao giờ, ngay cả bản thân em cũng chỉ mới nghe ông kể mà chưa được thấy.

    Tre vốn gắn bó với đời sống của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay, tre dựng nhà, làm đồ gia dụng, tre cũng tham gia vào lao động sản xuất, thời kỳ chinh chiến tre lại cũng tham gia chiến đấu. Tre chính là người bạn thân thiết của con người, là biểu tượng của làng quê Việt Nam. Đến nay, tre vẫn mạnh mẽ, mọc khắp làng xóm, vẫn hàng ngày dõi theo bước chân dân tộc Việt Nam. Tre thật đẹp, một vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và thủy chung vô cùng.

    http://thuthuat.taimienphi.vn/ta-cay-tre-luy-tre-noi-lang-que-em-46353n.aspx 
    Em không có nhiều kỷ niệm với lũy tre làng, nhưng trong tâm trí em tre xanh vẫn luôn mang một ý nghĩa đặc biệt, thể hiện tinh thần đoàn kết, bền bỉ của con người Việt Nam ta. Tre cũng lưu giữ những vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc; thiếu lũy tre làng, quê hương Việt Nam bỗng trở nên thiếu vắng hẳn đi một nét đặc trưng, chân chất.

      bởi Lê Trần Khả Hân 01/09/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF