OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Qua bức tranh Anh trai tôi Kiều Phương muốn gửi gắm điều gì

Giúp mình làm bài này với các bạn. Mình cần gấp nhé

Bài 1:a,qua bức tranh Anh Trai Tôi Kiều Phương muốn gửi gắm điều gì?

b,nhân vật cô gái Kiều Phương gợi cho em những suy nghĩ gì?

  bởi My Le 16/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • b/

    Kiều Phương hình như đang học Tiểu học (chúng ta có cảm nhận ấy, niềm tin ấy)? Cô bé này thật đáng yêu. Rất ngây thơ, hồn nhiên và yêu đời, hiếu động. Bộ mặt xinh xắn lại hay tự tay mình "bôi bẩn". Có niềm "thích thú" riêng là hay "lục lọi" các đồ vật trong gia đình. Được anh trai tặng cho biệt hiệu "Mèo", cô em gái "vui vẻ chấp nhận", còn dùng để xưng hô với bạn bè. Tuổi thơ, đứa em nào mà chẳng có lúc "cãi lại" hoặc "bắt nạt" chị gái, anh trai trong gia đình? Kiều Phương cũng thế. Bị anh trai phàn nàn về chuyện hay "lục lọi", thì Kiều Phương đã "vênh mặt" cãi lại: "Mèo mà lại! Em không phá là được...".Đó là một thái độ "bướng bỉnh" đáng yêu của cô bé này, của tuổi thơ.

    Kiều Phương là một đứa con ngoan. Sau công việc "tự chế" thuốc vẽ, em đã làm những công việc bố mẹ phàn công, em "vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm". Chăm chỉ siêng năng là một nét đẹp đáng yêu của Mèo.

    Kiều Phương càng đáng yêu hơn. Chắc là cô bé học rất giỏi. Cô bé này có một đời sống nội tâm phong phú, có một sở thích riêng rất yêu hội họa và có năng khiếu mĩ thuật bẩm sinh. Không vòi vĩnh bố mẹ mưa sắm "đồ nghề". Em tự chế thuốc vẽ. Em cũng có một "kho báu" riêng, đó là bốn cái lọ nhỏ "cái màu đỏ, cái màu vàng, cái màu xanh lục...". Các nghệ nhân dân gian Đông Hồ ngày xưa vẽ tranh "Thầy đồ Cóc", "Đám cưới chuột", "Hứng dừa", "Đánh đu", tranh Gà, tranh Lợn... bằng thứ "màu dân tộc". Màu đen được họ sáng chế từ than lá tre. Thi sì nào đã viết câu thơ này nhỉ:

    "Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

    Màu dân tộc sáng bừng trên giấyđiệp"...

    Nữ họa sĩ tí hon Kiều Phương cũng có cách điều chế thuốc vẽ màu đen rất độc đáo. Đít xoong chảo đã bị cô “cạo trắng cả”để có một chất liệu mới "màu đen nhọ nồi". Hoạt động mĩ thuật của Kiểu Phương rất lặng lẽ và bí mật. Bố mẹ cũng không biết. Anh trai phải "bí mật theo dõi" mới biết em gái mình đang “chế thuốc vẽ”.Và cũng chỉ biết thế thôi! Tác phẩm nghệ thuật, thế giới nghệ thuật của Kiều Phương là "mọi thứ trong ngôi nhà" rất gần gũi thân thiết với em. Là cái bát múc cám lợn, sứt một miếng. Là con mèo vằn... vô cùng dễ mến,... Em vẽ bằng "những nét to tướng..." ngộ nghĩnh... Khán giả thứ nhất được xem tranh vẽ Kiều Phương là bé Quỳnh, con gái họa sĩ Tiến Lê. Bé dã "reo lên khe khẽ" khi xem tranh. Khán giả thứ hai là chú Tiến Lê với niềm vui "rạng rỡ lắm" sau khi thưởng thức tác phẩm "đồng nghiệp". Cha mẹ bé Kiều Phương là sung sướng nhất. Người mẹ thì "không kìm được cơn xúc động". Bố thì “ôm thốc Mèo lên”: "Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn", sau khi nghe họa sĩ Tiến Lê nói: “Anh chị có phúc lớn rồi. Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội họa không”. Tranh vẽ của Kiều Phương qua sự "thẩm định" của họa sĩ Tiến Lê là "rất độc đáo, có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào".Với bé Kiều Phương thì nghệ thuật là sự say mê, là tình yêu thương, là sự phát sáng, nên chúng ta lại thêm quý mến "họa sĩ Mèo".

      bởi Do thi hoai 16/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF