OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Lập dàn ý kể về 1 cuộc gặp gỡ

Lập dàn ý kể về 1 cuộc gặp gỡ

(Nêu ra những chi tiết rõ ràng )

  bởi Phan Thị Trinh 18/01/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (3)

  • I/ MỞ BÀI

    Nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 20/12, lớp em tổ chức một chuyến gặp gỡ các anh bộ đội tại câu lạc bộ quân khu 7. Chuyến đi đã để lại trong em nhiều cảm xúc, một dấu ấn khó phai cũng như một tình cảm tốt đẹp đối với các anh bộ đội miền Nam anh dũng.

    II/ THÂN BÀI

    a) KHÁI QUÁT

    Chúng em đến câu lạc bộ Quân khu 7 từ 6 giờ 30 sáng. Gặp nhau tại phòng họp, khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ, háo hức. Các học sinh ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang trong những bộ đồng phục. Dù dậy sớm, không giấu được vẻ mệt mỏi, bơ phờ nhưng hình như qua từng ánh mắt, từng tiếng cười, các bạn đều rất mong muốn nhìn thấy các anh bộ đội miền Nam thân thương. Thầy chủ nhiệm cũng vậy, thầy tất bật ổn định chỗ ngồi cho các cậu học trò lóc chóc, cứ chạy tới chạy lui.

    Đúng 7 giờ, cô tổng phụ trách trong bộ áo dài xanh trang trọng lên đọc phần giới thiệu buổi gặp mặt. Giọng cô to, rõ, nghe thật trìu mến và thân thương. Cô giới thiệu sơ lược về Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Cô hát tặng chúng em một bài hát rất quen thuộc và dễ mến: "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn". Chúng em hoan hô nhiệt liệt, cô tiếp tục giới thiệu một số chiến sĩ bộ đội tiêu biểu.

    Đầu tiên là bác Hùng Chiến, bộ đội thành phố Bình Định. Bác Chiến năm nay đã 68 tuổi, người cao lớn, lực lưỡng và giọng nói ôn tồn. Bác rất vui tính, cởi mở, kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện kháng chiến hấp dẫn. Từ việc bác đánh thằng tây bằng món võ cổ truyền đến khi gặp cụ Hồ. Chúng em say mê theo dõi, im lặng và hồi hộp không nói nên lời.

    Sau đó, chúng em làm quen với anh Bình, người Tiền Giang, là chiến sĩ hạng II tiêu biểu thành phố. Anh Bình nhỏ con, tay trái bị liệt, nhưng vẫn rất lạc quan, yêu đời. Theo lời anh kể, ngày xưa giặc nó đánh bom, anh chạy đạn bị trúng. Nhìn cánh tay của anh, chúng em vô cùng thương xót, cũng không kém phần khâm phục và trân trọng.

    Trong lúc đang mải mê trò chuyện với các anh bộ đội, bỗng giọng nói của cô phụ trách vang lên:
    - Các em đã nói chuyện rất vui vẻ với các anh bộ đội rồi. Bậy giờ cô mời một bạn học sinh lên phát biểu suy nghĩ của mình về các thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc! Bạn nào xung phong nè?

    Mọi người trầm trồ thích thú, có bạn muốn giơ tay phát biểu nhưng còn e ngại. Em mạnh dạn đứng lên trả lời câu hỏi của cô đã đặt ra, lòng hồi hộp lẫn lo lắng:

    -Thưa cô và các bạn, theo em, các anh bộ đội đã rất can đảm, dũng cảm, hy sinh biết bao xương máu của mình để cho chúng ta có được hạnh phúc hôm nay. Ngày hôm nay, học sinh chúng em được học hành tốt, ăn mặc no ấm là nhờ các thế hệ cha anh đã chiến đấu để đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc. Bác Hồ đã từng nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta". Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy.

    Cô phụ trách tỏ ra hài lòng về ý kiến của em. Cô bảo em hãy cố gắng trao dồi kiến thức về lịch sử dân tộc...

    Sau khi giao lưu khoảng hai tiếng đồng hồ, có tiếng chuông thông báo đã đến giờ ra về. Chúng em luyến tiếc nhìn các anh bộ đội, lễ phép chào các thầy cô rồi trật tự xếp hàng ra về. Khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ những niềm vui.

    III/ KẾT BÀI
    1/ Cảm xúc sau chuyến giao lưu: yêu mến các anh bộ đội nhiều hơn,...
    2/ Bài học rút ra: Học tập được nhiều điều: về lịch sử, sự hy sinh, tình đồng đội,...
    3/ Liên hệ bản thân: Đã làm gì cho Tổ quốc thân yêu?
    4/ Lời hứa: Phải cố gắng học tập, lao động, noi gương thế hệ đi trước để phát triển nước nhà vững mạnh...

      bởi Ngọc Linhh 18/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • MỞ BÀI 

    Nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 20/12, lớp em tổ chức một chuyến gặp gỡ các anh bộ đội tại câu lạc bộ quân khu 7. Chuyến đi đã để lại trong em nhiều cảm xúc, một dấu ấn khó phai cũng như một tình cảm tốt đẹp đối với các anh bộ đội miền Nam anh dũng.

    II/ THÂN BÀI

    a) KHÁI QUÁT

    Chúng em đến câu lạc bộ Quân khu 7 từ 6 giờ 30 sáng. Gặp nhau tại phòng họp, khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ, háo hức. Các học sinh ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang trong những bộ đồng phục. Dù dậy sớm, không giấu được vẻ mệt mỏi, bơ phờ nhưng hình như qua từng ánh mắt, từng tiếng cười, các bạn đều rất mong muốn nhìn thấy các anh bộ đội miền Nam thân thương. Thầy chủ nhiệm cũng vậy, thầy tất bật ổn định chỗ ngồi cho các cậu học trò lóc chóc, cứ chạy tới chạy lui.

    Đúng 7 giờ, cô tổng phụ trách trong bộ áo dài xanh trang trọng lên đọc phần giới thiệu buổi gặp mặt. Giọng cô to, rõ, nghe thật trìu mến và thân thương. Cô giới thiệu sơ lược về Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944. Cô hát tặng chúng em một bài hát rất quen thuộc và dễ mến: "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn". Chúng em hoan hô nhiệt liệt, cô tiếp tục giới thiệu một số chiến sĩ bộ đội tiêu biểu.

    Đầu tiên là bác Hùng Chiến, bộ đội thành phố Bình Định. Bác Chiến năm nay đã 68 tuổi, người cao lớn, lực lưỡng và giọng nói ôn tồn. Bác rất vui tính, cởi mở, kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện kháng chiến hấp dẫn. Từ việc bác đánh thằng tây bằng món võ cổ truyền đến khi gặp cụ Hồ. Chúng em say mê theo dõi, im lặng và hồi hộp không nói nên lời.

    Sau đó, chúng em làm quen với anh Bình, người Tiền Giang, là chiến sĩ hạng II tiêu biểu thành phố. Anh Bình nhỏ con, tay trái bị liệt, nhưng vẫn rất lạc quan, yêu đời. Theo lời anh kể, ngày xưa giặc nó đánh bom, anh chạy đạn bị trúng. Nhìn cánh tay của anh, chúng em vô cùng thương xót, cũng không kém phần khâm phục và trân trọng.

    Trong lúc đang mải mê trò chuyện với các anh bộ đội, bỗng giọng nói của cô phụ trách vang lên:
    - Các em đã nói chuyện rất vui vẻ với các anh bộ đội rồi. Bậy giờ cô mời một bạn học sinh lên phát biểu suy nghĩ của mình về các thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc! Bạn nào xung phong nè?

    Mọi người trầm trồ thích thú, có bạn muốn giơ tay phát biểu nhưng còn e ngại. Em mạnh dạn đứng lên trả lời câu hỏi của cô đã đặt ra, lòng hồi hộp lẫn lo lắng:

    -Thưa cô và các bạn, theo em, các anh bộ đội đã rất can đảm, dũng cảm, hy sinh biết bao xương máu của mình để cho chúng ta có được hạnh phúc hôm nay. Ngày hôm nay, học sinh chúng em được học hành tốt, ăn mặc no ấm là nhờ các thế hệ cha anh đã chiến đấu để đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc. Bác Hồ đã từng nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta". Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy.

    Cô phụ trách tỏ ra hài lòng về ý kiến của em. Cô bảo em hãy cố gắng trao dồi kiến thức về lịch sử dân tộc...

    Sau khi giao lưu khoảng hai tiếng đồng hồ, có tiếng chuông thông báo đã đến giờ ra về. Chúng em luyến tiếc nhìn các anh bộ đội, lễ phép chào các thầy cô rồi trật tự xếp hàng ra về. Khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ những niềm vui.

    III/ KẾT BÀI
    1/ Cảm xúc sau chuyến giao lưu: yêu mến các anh bộ đội nhiều hơn,...
    2/ Bài học rút ra: Học tập được nhiều điều: về lịch sử, sự hy sinh, tình đồng đội,...
    3/ Liên hệ bản thân: Đã làm gì cho Tổ quốc thân yêu?
    4/ Lời hứa: Phải cố gắng học tập, lao động, noi gương thế hệ đi trước để phát triển nước nhà vững mạnh...

      bởi B Ming_ 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Phần Mở bài (Giới thiệu về cuộc gặp gỡ)

    - Năm nào cũng vậy, trường, lớp em thường tổ chức đi thăm các gia đình thương binh liệt sĩ, thăm Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thăm các chú bộ đội nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22 tháng 12 hoặc thăm các em nhỏ ở nhà tình thương...

    - Mỗi cuộc gặp gỡ các đối tượng khác nhau để lại trong em nhừng ấn tượng riêng, suy nghĩ riêng.

    - Trong tất cả những lần gặp gở đó, em nhớ nhất cuộc gặp gỡ các chú thương binh ở trạm điều dưỡng nhân kĩ niệm ngày Thương binh liệt sĩ.

    2. Phần Thân bài

    a). Thời gian, địa điểm gặp gỡ

    - Lớp em tố chức đi thăm các chú thương binh ở trạm điều dưỡng vào trước ngày Thương binh liệt sĩ một ngày.

    - Việc bàn bạc chuấn bị bài phát biểu, quà, hoa, các tiết mục văn nghẹ thật sôi nối.

    - Trạm điều dưỡng cách trường chỉ hơn 1km nên cả lớp đi bộ đến trạm.

    - Em thây rất cảm động khi các bác, các cô, các chú ở trạm điều dưỡng đón tiếp thật chu đáo.

    b). Diễn biến và nội dung của cuộc gặp gỡ

    - Tại hội trường của trạm, cuộc gặp gỡ diễn ra thật cảm động.

    - Cách trang trí hội trường, gọn, đơn sơ mà ấm cúng.

    - Quan sát những người có mặt trong hội trường, em thấy rưng rưng. Có bác cụt cả hai chân ngồi trên chiếc xe lăn. Có bác cụt một chân, đi lên hội trường với cây nạng gỗ bên mình. Có bác cụt tay, chỉ có ống tay áo buông thõng bên hông...

    - Khi mọi người đã vào chồ ngồi, bác trạm trưởng thay mặt trạm lên giới thiệu về lớp em đến chúc mừng nhản ngày thương binh liệt sĩ.

    - Cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay.

    - Thay mặt lớp, cô giáo chủ nhiệm lên đáp lại lời giới thiệu của bác trạm trưởng. Một lần nữa, tiếng vỗ tay lại vang lên...

    - Bạn lớp trường lên tặng hoa và phát biểu cảm tưởng. Không hiểu bạn chuẩn bị lúc nào mà cả hội trường lặng đi. Bạn nói về công lao to lớn của những người chiến sĩ đã sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. Bạn nói về lòng biết ơn của thế hệ trẻ hôm nay đối với các thế hệ ông cha trong việc dựng nước và giữ nước. Thay mặt lớp, bạn nói lên lòng quyết tâm học tập, tu dưỡng đê trở thành những người có đức có tài sau này dựng xây quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

    - Tiếp theo là các tiết mục văn nghê “cây nhà lá vườn”. Đó là những bài ca, ca ngợi những người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tiếng hát trong trẻo của một bạn gái đã đưa tất cả những người có mặt trong hội trường về với miền đất đỏ của quê hương chị Võ Thị Sáu:

    “Mùa hoa lê ki ma nở, ở quê tôi miền đất đỏ,..”

    Cam động nhất vẫn là những tiết mục văn nghệ do chính những bác, những chú thương binh trình bày. Ngồi trên chiếc xe lăn với cây đàn ghi ta trên tay, giọng hát trầm ấm của người thương binh đã làm lay động tâm hồn những người nghe với bài hát “Dấu chân tròn trên cát”. Em nhận ra được, trong chiến tranh người lính dũng cảm chiến đâu. Họ đã để lại một phần cơ thể của mình ở chiến trường. Trong thời bình, người chiến sĩ ấy lại đem sức lực của một cơ thế không còn nguyên vẹn để cống hiến cho đời. Dấu chân in trên cát đâu còn bình thường như những dấu chân bình thường khác. Dó là một dấu chân tròn, một dấu chân của cây nạng gỗ in trên cát.

    Nhũng câu chuyện kế về các trận chiến đấu mà các bác, các chú đã trực tiếp tham gia đã để lại trong chúng em sự cảm phục và ngưỡng mộ.

    - Lời ca tiếng hát đan xen với nhừng câu chuyện người thật, việc thật đã làm cho thời gian trôi đi một cách nhanh chóng lúc nào cũng không ai biết nữa. Rồi cũng đến lúc chia tay. Hai thế hệ già, trẻ cứ bịn rịn, quyến luyến trong giây phút chia tay...

    3. Phần Kết bài

    - Dẫu có rất nhiều cuộc gặp gỡ, em cũng không bao giờ quên được cuộc gặp gỡ với các bác, các cô, các chú thương binh ở trạm điều dưỡng.

    - Không có một lời giảng giải giáo huấn về đạo đức, ấy vậy mà cuộc gặp gỡ ấy đã cho em một bài học thấm thía về cách làm người: luôn lạc quan yêu đời, sẵn sàng hiến dâng tài năng và sức lực cho Tổ quốc thân yêu...

      bởi Tuyền Khúc 20/01/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF